Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 1 trang 122 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc. Hướng dẫn: Đọc thông tin và nêu cách hiểu của bản thân về quy định của pháp luật về quyền và.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN
Điều 11 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”
– Điều 44 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”.
Điều 46 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”.
– Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
“1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.”
– Khoản 2 Điều 5 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định:
“Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
– Điều 8 Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định:
“Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.”
– Khoản 1 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định:
“1. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.”
– Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.”
Trường hợp 1
Xã M triển khai mô hình Tổ nhân dân tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Anh A tự nguyện tham gia các hoạt động tuần tra, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hoạt động của Tổ nhân dân tự quản đã góp phần xây dựng khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội.
Trường hợp 2
Xã P ở huyện Y là một xã biên giới. Thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Qua công tác tuyên truyền, tất cả người dân trên địa bàn hiểu được bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ đất nước là quyền, nghĩa vụ công dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phát triển, đạt nhiều thành tích. Đây là điểm sáng trong thực hiện phong trào tại huyện.
– Từ thông tin trên, em hiểu như thế nào về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc?
– Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc được biểu hiện như thế nào trong những trường hợp trên?
– Việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp trên có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
Hướng dẫn:
– Đọc thông tin và nêu cách hiểu của bản thân về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
– Đọc các trường hợp và nêu biểu hiện của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc trong những trường hợp đó.
– Nêu được ý nghĩa đối với xã hội của việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp.
Lời giải:
– Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng của mỗi công dân. Công dân Việt Nam cần phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như: trung thành với Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới quốc gia và bảo đảm về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
– Biểu hiện của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các trường hợp:
+ Trường hợp 1: Xã M triển khai mô hình Tổ nhân dân tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Anh A tự nguyện tham gia các hoạt động tuần tra, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Trường hợp 2: Xã P thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia.
– Ý nghĩa của những việc làm bảo vệ Tổ quốc trong 2 trường hợp:
+ Hành vi của anh A góp phần vào thành công của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn. Hoạt động của Tổ nhân dân tự quản đã góp phần xây dựng khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội.
+ Việc làm của các chủ thể tại xã Y góp phần giữ vững an ninh biên giới quốc gia, xây dựng được địa bàn tự quản, bảo vệ cột mốc, đường biên giới quốc gia.