Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 4.69 trang 71 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối Chương 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho ba điểm A(2; – 1),B(5;3) và C( – 2;9)….
Đề bài/câu hỏi:
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho ba điểm \(A(2; – 1),\,\,B(5;3)\) và \(C( – 2;9).\)
a) Tìm điểm \(D\) thuộc trục hoành sao cho \(B,\,\,C,\,\,D\) thẳng hàng.
b) Tìm điểm \(E\) thuộc trục hoành sao cho \(EA + EB\) nhỏ nhất.
c) Tìm điểm \(F\) thuộc trục tung sao cho vectơ \(\overrightarrow {FA} + \overrightarrow {FB} + \overrightarrow {FC} \) có độ dài ngắn nhất.
Lời giải:
a) Vì điểm \(D\) thuộc trục hoành nên tạo độ điểm \(D\) là: \(D(x;0)\)
Ta có: \(\overrightarrow {BD} = (x – 5; – 3)\) và \(\overrightarrow {CD} = (x + 2; – 9)\)
Để ba điểm \(B,\,\,C,\,\,D\) thẳng hàng
\( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {BD} \) và \(\overrightarrow {CD} \) cùng phương
\( \Leftrightarrow \) \(\frac{{x – 5}}{{ – 3}} = \frac{{x + 2}}{{ – 9}}\) \( \Leftrightarrow \) \(3x – 15 = x + 2\) \( \Leftrightarrow \) \(x = \frac{{17}}{2}\)
Vậy \(D\left( {\frac{{17}}{2};0} \right)\)
b) Vì điểm \(E\) thuộc trục hoành nên tọa độ điểm \(E\) là: \(E(x;0)\)
Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có: \(EA + EB \ge AB\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(E\) là giao điểm của \(AB\) với trục \(Ox\)
Ta có: \(\overrightarrow {AE} = (x – 2;1)\) và \(\overrightarrow {AB} = (3;4)\)
Để \(E \in AB\) \( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {AE} \) và \(\overrightarrow {AB} \) cùng phương
\( \Leftrightarrow \) \(\frac{{x – 2}}{1} = \frac{3}{4}\) \( \Leftrightarrow \) \(4x – 8 = 3\) \( \Leftrightarrow \) \(x = \frac{{11}}{4}\)
Vậy \(E\left( {\frac{{11}}{4};0} \right)\)
c) Gọi \(G\) là trọng tâm của \(\Delta ABC\) \( \Rightarrow \) \(G\left( {\frac{1}{3};\frac{{11}}{3}} \right)\)
Vì điểm \(F\) thuộc trục tung nên tọa độ điểm \(F\) là: \(F(0;y)\)
Ta có: \(\overrightarrow {FA} + \overrightarrow {FB} + \overrightarrow {FC} = 3\overrightarrow {FG} \)
Để \(\overrightarrow {FA} + \overrightarrow {FB} + \overrightarrow {FC} \) có độ dài ngắn nhất
\( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {FG} \) có độ dài ngắn nhất
\( \Leftrightarrow \) \(F\) là hình chiếu của \(G\) trên trục \(Oy\)
\( \Leftrightarrow \) \(F\left( {0;\frac{{11}}{3}} \right)\)