Trang chủ Lớp 10 Vật lí lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Bài 4.36 trang 66 SBT toán 10 – Kết nối tri thức:...

Bài 4.36 trang 66 SBT toán 10 – Kết nối tri thức: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(1;1) và B(7;5). a) Tìm tọa độ của điểm C thuộc trục hoành sao cho C cách đều A và B.

Tính các vectơ \(\overrightarrow {CA} \) và \(\overrightarrow {CB} \) – Giải phương trình \(\left| {\overrightarrow {CA} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} } \right|\. Trả lời Giải bài 4.36 trang 66 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 11. Tích vô hướng của hai vectơ. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(1;1) và B(7;5)….

Đề bài/câu hỏi:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho hai điểm \(A(1;1)\) và \(B(7;5).\)

a) Tìm tọa độ của điểm \(C\) thuộc trục hoành sao cho \(C\) cách đều \(A\) và \(B.\)

b) Tìm tọa độ của điểm \(D\) thuộc trục tung sao cho vectơ \(\overrightarrow {DA} + \overrightarrow {DB} \) có độ dài ngắn nhất.

Hướng dẫn:

– Tính các vectơ \(\overrightarrow {CA} \) và \(\overrightarrow {CB} \)

– Giải phương trình \(\left| {\overrightarrow {CA} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} } \right|\) để tìm tọa độ điểm \(C\)

– Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\)

– Chứng minh \(\overrightarrow {DA} + \overrightarrow {DB} = 2\overrightarrow {DM} \) ngắn nhất

Lời giải:

a) Vì điểm \(C\) thuộc trục hoành nên tạo độ điểm \(C\) là: \(C(x;0)\)

Ta có: \(\overrightarrow {CA} = (1 – x;1)\) và \(\overrightarrow {CB} = (7 – x;5)\)

Để điểm \(C\) cách đều \(A\) và \(B\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \,\,AC = BC\\ \Leftrightarrow \,\,{\left( {1 – x} \right)^2} + 1 = {\left( {7 – x} \right)^2} + {5^2}\\ \Leftrightarrow \,\,{x^2} – 2x + 2 = {x^2} – 14x + 74\\ \Leftrightarrow \,\,12x = 72\\ \Leftrightarrow \,\,x = 6\end{array}\)

Vậy \(C(6;0)\)

b) Vì điểm \(D\) thuộc trục tung nên \(D(0;y)\)

Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\) nên \(M(4;3).\)

Ta có: \(\overrightarrow {DA} + \overrightarrow {DB} = 2\overrightarrow {DM} \)

Để \(\overrightarrow {DA} + \overrightarrow {DB} \) có độ dài ngắn nhất

\( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {DM} \) có độ dài ngắn nhất

\( \Leftrightarrow \) \(D\) là hình chiếu của \(M\) trên trục \(Oy\)

\( \Leftrightarrow \) \(D(0;3)\)