Áp dụng định lý sin để tìm \(AB, \, \, AC, \, \, BC. \) Áp dụng định lý cosin để tính các góc \(A. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 3.15 trang 39 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 6. Hệ thức lượng trong tam giác. Cho tam giác ABC có các góc thỏa mãn…
Đề bài/câu hỏi:
Cho tam giác \(ABC\) có các góc thỏa mãn \(\frac{{\sin A}}{1} = \frac{{\sin B}}{2} = \frac{{\sin C}}{{\sqrt 3 }}.\) Tính số đo các góc của tam giác.
Hướng dẫn:
– Áp dụng định lý sin để tìm \(AB,\,\,AC,\,\,BC.\)
– Áp dụng định lý cosin để tính các góc \(A,\,\,B,\,\,C.\)
Lời giải:
Áp dụng định lý sin cho \(\Delta ABC\) có \(\frac{{\sin A}}{{BC}} = \frac{{\sin B}}{{AC}} = \frac{{\sin C}}{{AB}}\)
Mặt khác \(\frac{{\sin A}}{1} = \frac{{\sin B}}{2} = \frac{{\sin C}}{{\sqrt 3 }}.\)
Nên \(BC:AC:AB = 1:2:\sqrt 3 \)
Chọn \(BC = 1,\,\,AC = 2,\,\,AB = \sqrt 3 .\)
Áp dụng định lý cosin, ta có:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\cos A = \frac{{A{B^2} + A{C^2} – B{C^2}}}{{2AB.AC}}}\\{\cos B = \frac{{A{B^2} + B{C^2} – A{C^2}}}{{2AB.BC}}}\\{\widehat C = {{180}^ \circ } – \widehat A – \widehat B}\end{array}\,\, \Rightarrow \,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\cos A = \frac{{3 + 4 – 1}}{{2.2\sqrt 3 }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}}\\{\cos B = \frac{{3 + 1 – 4}}{{2.\sqrt 3 }} = 0}\\{\widehat C = {{180}^ \circ } – \widehat A – \widehat B}\end{array}\,\, \Rightarrow \,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\widehat A = {{30}^0}}\\{\widehat B = {{90}^ \circ }}\\{\widehat C = {{60}^ \circ }}\end{array}} \right.} \right.} \right.\)