Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Kết nối tri thức Nêu nội dung cơ bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên...

Nêu nội dung cơ bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ: Toàn bộ Truyền kì mạn lục gồm 20 câu chuyện. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là truyện thứ 8

Giải chi tiết Nêu nội dung cơ bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ – Nội dung cơ bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức. Toàn bộ Truyền kì mạn lục gồm 20 câu chuyện….

Toàn bộ Truyền kì mạn lục gồm 20 câu chuyện. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là truyện thứ 8. Bối cảnh của truyện là thời kì giặc Minh sang chiếm đóng nước ta, nhưng tác giả viết lại truyện này vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, khi chế độ phong kiến đang suy thoái và đầy mâu thuẫn. Nội chiến Lê – Mạc bắt đầu xảy ra, do vậy mà các thế lực ma quỷ, thần linh trong truyện cũng phần nào phản ánh các thế lực cường quyền phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của một trí thức nước Việt tên là Ngô Tử Văn, qua đó thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết nhưng vẫn không ngừng gây tội ác trên đất nước ta.

Ngô Tử Văn – một nho sĩ trong vùng – đã châm lửa đốt đền của một tên hung thần lúc sống vốn là tướng giặc xâm lược để trừ hại cho dân. Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả lại ngôi đền và dọa sẽ kiện chàng tới Diêm Vương. Thổ công báo mộng cho Tử Văn biết sự thật về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn mọi cách đối phó. Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần cướp đền với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được thực hiện, kẻ gian ác bị trừng trị. Thổ Công được dân chúng xây lại cho ngôi đền mới Tử Văn sống lại và được Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Hành động của chàng là hành động tiêu diệt kẻ gian tà, trừ họa cho dân chúng nên xứng đáng với khí tiết cứng cỏi của một bậc chính nhân quân tử. Hành động đó mang tính kịch tính cao độ ngay từ đầu nên nhân vật Tử Văn có sức cuốn hút rất mạnh.

Nguyễn Dữ đã mượn chuyện hoang đường của thế giới thần thánh, ma quỷ để phơi bày thực trạng xã hội phong kiến thối nát đường thời. Bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét, đục khoét, ăn hối lộ, bao che kẻ ác, dung túng cho kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nỗi oan ức, khổ sở cho dân lành. Tuy nhiên vẫn có những người dũng cảm như Tử Văn dám chống lại chúng,…

Trước mặt Diêm Vương, hồn ma tên tướng giặc phủ phục, quỳ lạy kêu cầu. Diêm Vương một mực bênh vực hắn và kết tội Tử Văn. Diêm Vương kết tội Tử Văn càng lúc càng gay gắt mà không cho chàng được thanh minh. Phần thắng xem ra đã nghiêng hẳn về phía hồn ma tên tướng giặc gian trá kia. Nhưng Tử Văn không dễ bị khuất phục. Chàng tố cáo trước Diêm Vương lai lịch đen tối, giả mạo của hắn theo đúng lời Thổ Công đã báo mộng, lại còn cứng cỏi khẳng định rằng Diêm Vương muốn biết rõ, xin cứ cho người đến đền Tản Viên để xác minh hư thực.

Kẻ gian tà thấy Tử Văn nắm được chỗ yếu của mình nên không cãi mà ranh mãnh biến ngay thái độ cứng cỏi của Tử Văn thành vô lễ. Lời qua tiếng lại gay gắt giữa hai bên khiến Diêm Vương sinh nghi. Tử Văn vẫn không chịu khuất phục. Biết không thể uy hiếp được Tử Văn, hồn ma tên tướng giặc tỏ vẻ lo sợ nhưng vẫn cố giữ giọng điệu đạo đức giả của kẻ bề trên. Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng ai sai, lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Mọi chuyện đều đúng như lời Tử Văn đã khai. Diêm Vương giận dữ trách mắng các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điều dối trá càn bậy xảy ra. Sau đó truyền lệnh “lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng” kẻ lừa đảo gian ác rồi sai bỏ vào ngục Cửu U tức là ngục tối chín tầng ở âm phủ, nơi giam giữ và trừng phạt những kẻ lúc còn sống gây nhiều tội ác.

Cuối cùng thì Tử Văn đã chiến thắng, công lí chính nghĩa đã chiến thắng! Công lí của nhân dân nghìn đời là vậy! Kết thúc câu chuyện rất có hậu: “Tử Văn sống lại, Thổ Công được dân làng xây cho ngôi đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy”. Lời bình ở cuối truyện cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính: “Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Vậy kẻ sĩ không nên kiêng sợ cứng cỏi.”