Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 52 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 52 Văn 10 Kết nối tri thức: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể?

Lời giải Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 52 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Dưới bóng hoàng lan. Hướng dẫn: Chú ý những chi tiết về cốt truyện, nhân vật.

Câu hỏi/Đề bài:

Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Chú ý những chi tiết về cốt truyện, nhân vật, lời kể để chỉ ra nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam và phân tích.

Lời giải:

Cách 1

– Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.

– Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.

+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh: “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.

+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà “Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….”.

+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh; qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.

Cách 2:

Trong “Dưới bóng hoàng lan”, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ qua cốt truyện.

Dù là một tác phẩm truyện như không có chuyện nhưng chính cốt truyện nhẹ nhàng của dưới bóng Hoàng Lan đã giúp cho người đọc cảm nhận được cái độc đáo. Câu chuyện xoay quanh những tình cảm đơn s,ơ giản dị nhưng có sức lay động, mạnh mẽ. Truyện kể về nhân vật Thanh, một người mồ côi cha mẹ, sống cùng với bà và sau này lớn lên đi làm ở tỉnh xa. Trong một lần Thanh trở về quê hương thăm bà, gặp lại những người anh yêu thương, người kể chuyện đã nhập thân vào Thanh để tái hiện khung cảnh đơn sơ, giản dị, đầy chất thơ và những câu chuyện sinh hoạt đời thường. Câu chuyện diễn ra rất nhẹ nhàng, không có sự kiện tính, không có tình huống gay cấn, người đọc theo bước chân Thanh trải qua những trạng thái, cảm xúc từ khi gặp lại người bà đến khi gặp Nga.

Mượn những lời đối thoại, những dòng độc thoại nội tâm xen lẫn với lời kể của người kể chuyện, “Dưới bóng hoàng lan” đã mang đến những cảm xúc tinh tế về tình bà cháu, về tình yêu còn bỏ ngỏ, và hơi ấm của những nơi chốn thân quen.

Cách 3:

Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua lời kể. Lời kể trong tác phẩm rất giàu chất thơ, cụ thể là qua nhịp điệu và những hình ảnh thiên nhiên với cảm nhận vô cùng tinh tế.