Gợi ý giải Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 104 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Về chính chúng ta. Gợi ý: Chú ý các đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm và các biện pháp tu từ.
Câu hỏi/Đề bài:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.
– Chú ý các đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm và các biện pháp tu từ, phân tích tác dụng của chúng.
Lời giải:
Cách 1
– Các yếu tố miêu tả, biểu cảm là:
+ Miêu tả sự trao đổi thông tin trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, tia sáng, đồng hồ, gió,… và hình ảnh “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ hơn về các bằng chứng được nêu trong đoạn văn, đoạn văn thêm phần sinh động hơn.
+ Tác giả bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Yếu tố biểu cảm được sử dụng khi nêu những luận điểm chính, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ hơn luận điểm, người đọc cũng tiếp cận vấn đề dễ hơn.
– Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.
Cách 2:
– Yếu tố miêu tả:
+ chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi
+ chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó.
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung chính xác và cụ thể về vị trí, vai trò của con người đối với thế giới tự nhiên.
– Yếu tố biểu cảm:
+ Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ…Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngô khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất.
+ Thật là quyến rũ đến mê hồn.
=> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh vào những quan điểm của cá nhân người viết, từ đó tăng thêm sự chú ý, thuyết phục của bạn đọc.
– Các biện pháp tu từ:
+ So sánh: Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong thiên hà.
+ Điệp cấu trúc: chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, rồi hóa ra không phải vậy. Chúng ta từng tin rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loại tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thầy quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông…..
+ Liệt kê: một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chưa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến, virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi;….
=> Tác dụng: giúp những luận cứ của tác giả trở nên sống động, cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin, người đọc dễ hình dung, liên hệ, từ đó làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.
Cách 3:
– Yếu tố miêu tả trong văn bản: miêu tả tính chất của thế giới là “lạ lùng, đầy màu sắc và đáng ngạc nhiên”. Tác dụng: cho thấy tính chất của thế giới đối với sự hiểu biết của con người.
– Yếu tố biểu cảm trong văn bản: cảm nhận về sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới (“Thật là quyến rũ đến mê hồn.”). Tác dụng: Thể hiện cảm xúc của tác giả về sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp ấy.
* Biện pháp tu từ trong văn bản:
-Nhân hóa: coi thế giới như một cơ thể sống (“Nhưng chúng ta còn là một bộ phận hữu cơ của thế giới mà ta cảm nhận được”). Tác dụng: khiến cho hình ảnh trừu tượng trở nên gần gũi, làm cho người đọc dễ hiểu, dễ hình dung.
-So sánh:
+ Sự hiểu biết của con người về vũ trụ giống như hiểu biết của đứa trẻ về thế giới xung quanh nó khi còn bé (“Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vỏn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé.”).+ Mối quan hệ của tự nhiên với con người với mối quan hệ của con người với ngôi nhà: “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình”.
Tác dụng: làm cho đối tượng được so sánh trở nên gần gũi từ đó người đọc dễ hiểu hơn.
-Điệp ngữ:
“Một… chứa thông tin về…””Một phần… của chúng ta là…”
Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu, ấn tượng cho câu văn, giúp người đọc khắc sâu nội dung câu văn.