Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 104 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 104 Văn 10 Kết nối tri thức: Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ nào?

Lời giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 104 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Về chính chúng ta. Gợi ý: Dựa vào những luận điểm đã tìm hiểu để chỉ ra những bằng chứng.

Câu hỏi/Đề bài:

Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ văn bản Về chính chúng ta.

– Dựa vào những luận điểm đã tìm hiểu để chỉ ra những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong văn bản.

– Chú ý những thông tin khoa học được sử dụng trong văn bản và nêu ý nghĩa của chúng trong việc làm sáng tỏ luận điểm chính.

Lời giải:

Cách 1

– Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là:

+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.

+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thười gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc;… và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.

+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên.

+ Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kì bẩm sinh của con người.

– Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.

Cách 2:

– Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét vừa mang tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan cá nhân về con người và thế giới:

+ trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.

+ chúng ta, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này, những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại.

+ tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.

+ Thông tin mà một hệ vật lý này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lý định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

– Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng bằng chứng là những thông tin khoa học, được mọi người công nhận:

+ Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ rồi hoá ra không phải vậy….chúng ta học được mình là ai.

+ Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây khác trên trời……thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.

– Những thông tin khoa học trong văn bản giúp lí lẽ của người viết có căn cứ đúng đắn, thuyết phục được người đọc, người nghe.

Cách 3:

– Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng:

+Sự hiểu biết của con người về vũ trụ: Trái Đất không phải hành tinh trung tâm; con người có họ với các loài động vật và thực vật khác.

+Mỗi người đều mang theo dấu vết cái mà mình đã tương tác.

+Sự tồn tại của các giá trị đạo đức, cảm xúc, tình yêu.

– Những thông tin khoa học trong văn bản là những thông tin đáng tin cậy, giúp cho những luận điểm được củng cố và thuyết phục.