Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 7 Văn 10 Chân trời...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 7 Văn 10 Chân trời sáng tạo: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng

Lời giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 7 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo – Chiếc lá đầu tiên. Hướng dẫn: Đọc kĩ khổ 3, 4, 6.

Câu hỏi/Đề bài:

Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ khổ 3, 4, 6.

– Xác định biện pháp tu từ.

Lời giải:

Cách 1

– Khổ 3: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.

→ Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm nơi mái trường cũ.

– Khổ 4: Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần).

→ Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

– Khổ 6:

+ Biện pháp điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.

→ Tác dụng: nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ.

→ Tác dụng: chỉ quãng thời gian trôi nhanh, liên tục.

Cách 2:

Việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ này giúp làm tăng thêm sự tương tác vui vẻ pha chút tinh nghịch của các cô, cậu học trò. Qua đó, người đọc có thể tưởng tượng ra một lớp học với không khí vui nhộn, tràn ngập tiếng cười của tuổi học trò.

Cách 3:

Khổ 4: Điệp từ “Nỗi nhớ” có tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả, tạo nhịp điệu cho lời thơ và giúp từ ngữ giàu giá trị biểu đạt hơn.

Câu hỏi tu từ: “Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi” thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả với các bạn cũ.

Khổ 6: Ẩn dụ “Mùa hoa mơ” và “mùa phượng cháy” lần lượt chỉ mùa xuân và mùa hạ, có tác dụng ám chỉ thời gian trôi nhanh và liên tục.