Trả lời Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo – Đề số 14 – Đề thi học kì 1 – Đề số 14 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Chân trời sáng tạo. Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo đề số 14 được biên soạn theo hình thức…
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
DẢI ĐỒNG BẰNG THƯƠNG NHỚ
Đoàn Tuấn
Những cái huyệt tôi đào trong rừng sâu
Giờ hóa thành dòng sông yên ả.
Những nấm mồ đắp đêm mưa tầm tã
Thành triền núi cao không lên được bao giờ.
Nơi đồng đội căng tăng và mắc võng
Thành những làng quê xa phủ sương mờ.
Ơi ! chiến trường xưa!
Đã trở thành miền quê thiêng thanh khiết
Trời và đất,
Núi và sông,
Xanh mênh mang bất diệt
Bao nặng nhọc máu xương để xanh thẳm dịu dàng.
Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân
Dải đồng bằng suốt đời tôi thương nhớ.
(https://leminhquoc.vn/tho/tap-tho/643-dat-ben-ngoai-to-quoc.html)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ văn xuôi C.Thơ 8 chữ
B. Thơ tự do D. Thơ không vần
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A.Nghị luận
B.Biểu cảm
C.Miêu tả
D.Tự sự
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong văn bản trên?
A. Nhân vật “tôi” – người lính
B. Tác giả
C. Không có nhân vật trữ tình
D. Những người đồng đội
Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của văn bản?
A. Niềm tự hào về những người chiến sĩ
B. Tình yêu thiên nhiên đất nước
C. Nỗi đau chiến tranh
D. Nỗi nhớ thương về những người đồng đội và quá khứ xưa
Câu 5: Nêu chủ đề của văn bản?
A. Nỗi nhớ về dải đồng bằng chứa bao kỷ niệm quá khứ
B. Niềm tự hào về người chiến sĩ đã hi sinh cho độc lập
C. Ca ngợi sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và niềm tri ân đối với sự hy sinh của người lính
D. Tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước
Câu 6: Câu thơ sau “Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào và có tác dụng gì?
A. Lặp từ vựng, nhấn mạnh ước muốn của nhà thơ
B. Liệt kê, nhấn mạnh điều nhà thơ trăn trở
C. Điệp ngữ “sẽ về”, khẳng định lời thề thủy chung với đồng đội
D. Điệp cấu trúc, khẳng định khao khát cháy bỏng
Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?
A. Thể thơ tự do diễn tả sinh động nhiều cung bậc cảm xúc.
B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình cảnh, cảm xúc.
C. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ
D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 8: Câu thơ thứ 7 phân theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Tại sao tác giả sử dụng kiểu câu đó?
Câu 9: Ba cặp câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 10: Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với sự hi sinh của người lính trong văn bản?
II. Viết (4,0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc – hiểu, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về cách ứng xử và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với quá khứ lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc ?
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
B |
B |
A |
D |
C |
C |
D |
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ văn xuôi C.Thơ 8 chữ B. Thơ tự do D. Thơ không vần |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể thơ
Chú ý các yếu tố số chữ, số câu
Lời giải:
Văn bản được viết theo thể thơ tự do
→ Đáp án B
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản? A.Nghị luận B.Biểu cảm C.Miêu tả D.Tự sự |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm
→ Đáp án B
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong văn bản trên? A. Nhân vật “tôi” – người lính B. Tác giả C. Không có nhân vật trữ tình D. Những người đồng đội |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Nhân vật trữ tình trong văn bản trên: Nhân vật “tôi” – người lính
→ Đáp án A
Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của văn bản? A. Niềm tự hào về những người chiến sĩ B. Tình yêu thiên nhiên đất nước C. Nỗi đau chiến tranh D. Nỗi nhớ thương về những người đồng đội và quá khứ xưa |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý tên văn bản
Lời giải:
Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Nỗi nhớ thương về những người đồng đội và quá khứ xưa
→ Đáp án D
Câu 5: Nêu chủ đề của văn bản? A. Nỗi nhớ về dải đồng bằng chứa bao kỷ niệm quá khứ B. Niềm tự hào về người chiến sĩ đã hi sinh cho độc lập C. Ca ngợi sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và niềm tri ân đối với sự hy sinh của người lính D. Tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý tên văn bản
Lời giải:
Chủ đề của văn bản: Ca ngợi sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và niềm tri ân đối với sự hy sinh của người lính
→ Đáp án C
Câu 6: Câu thơ sau “Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào và có tác dụng gì? A. Lặp từ vựng, nhấn mạnh ước muốn của nhà thơ B. Liệt kê, nhấn mạnh điều nhà thơ trăn trở C. Điệp ngữ “sẽ về”, khẳng định lời thề thủy chung với đồng đội D. Điệp cấu trúc, khẳng định khao khát cháy bỏng |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ câu thơ
Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng
Lời giải:
Câu thơ sử dụng Điệp ngữ “sẽ về”, khẳng định lời thề thủy chung với đồng đội
→ Đáp án C
Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên? A. Thể thơ tự do diễn tả sinh động nhiều cung bậc cảm xúc. B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình cảnh, cảm xúc. C. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Phân tích đặc sắc nghệ thuật
Phương pháp loại trừ
Lời giải:
Ý không nói lên đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương
→ Đáp án D
Câu 8: Câu thơ thứ 7 phân theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Tại sao tác giả sử dụng kiểu câu đó? |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ câu thơ thứ 7
Nhớ lại kiến thức về các kiểu câu phân theo mục đích nói
Đưa ra lý giải hợp lý
Lời giải:
– Câu thơ thứ 7 thuộc kiểu câu phân theo mục đích nói: Câu cảm thán
– Tác giả sử dụng kiểu câu trên để bộc lộ cảm xúc mênh mang, nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình.
Câu 9: Ba cặp câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ ba cặp thơ đầu
Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng
Lời giải:
– Biện pháp nghệ thuật: Tương phản và lặp cấu trúc cú pháp
– Hiệu quả: Thể hiện nỗi nhớ, sự xúc động của tác giả khi nghĩ về quá khứ và nhấn mạnh sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh
Câu 10: Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với sự hi sinh của người lính trong văn bản?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả
Lời giải:
– Tình cảm, thái độ của tác giả với sự hi sinh của người lính: Xót xa, cảm phục, biết ơn trước những hi sinh cao đẹp của người lính để làm nên độc lập tự do cho dân tộc.
– Nhận xét: Đó là những tình cảm đẹp đẽ, thể hiện sự trân trọng, tri ân của người lính với những người đồng đội của mình. Tình cảm đó được thể hiện một cách xúc động, cảm động!
II. Viết (4,0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc – hiểu, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về cách ứng xử và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với quá khứ lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc ?
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài văn đã học
Lời giải:
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cách ứng xử và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với quá khứ lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
– Biết ơn, trân trọng quá khứ.
– Có những việc làm thể hiện trách nhiệm đối với bản thân gia đình và cộng đồng.
– Phê phán, lên án những biểu hiện tiêu cực, hành vi phản cảm.
– Liên hệ: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước vì vậy hơn ai hết cần có trách nhiệm với đất nước, dân tộc: ngoài trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà…
d.Chính tả, ngữ pháp
-Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.