Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Đề thi đề kiểm tra Văn 10 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo –...

Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo – Đề số 13: Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6, 0 điểm) Đọc văn bản sau: MƯA XUÂN (trích) …Em xin phép mẹ

Giải và trình bày phương pháp giải Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo – Đề số 13 – Đề thi học kì 1 – Đề số 13 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Chân trời sáng tạo. Đề thi học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo đề số 13 được biên soạn theo hình thức…

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MƯA XUÂN

(trích)

…Em xin phép mẹ, vội vàng đi

Mẹ bảo em về kể mẹ nghe

Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách đó một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm

Em mải tìm anh chả thiết xem

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

Mình em lầm lụi trên đường về

Có ngắn gì đâu một dải đê!

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya…

(Nguyễn Bính – Thơ tình Nguyễn Bính, NXB Văn hoá – Thông tin, 2000)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật D. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận B. Tự sự

C. Miêu tả D. Biểu cảm

Câu 3. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát B. Thất ngôn (bảy chữ)

C. Tự do D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 4. Tâm trạng nhân vật trữ tình hiện diện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ sau:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

A. Chờ mãi, chẳng sang, thế mà, nhỡ nhàng

B. anh sang, hát bên làng, anh hò hẹn

C. Năm tao bảy tuyết, hò hẹn, mùa xuân

D. Anh chẳng sang, hôm nọ hát bên làng

Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hướng tới ai để bộc lộ cảm xúc?

A. Người mẹ B. Độc giả

C. Bản thân D. Chàng trai

Câu 6. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ cuối là gì?

A. Hồ hởi, xúc động, hi vọng B. Buồn tủi, thất vọng, cô đơn

C. Buồn vui lẫn lộn D. Cay đắng, uất hận, tủi hổ

Câu 7. Hiệu quả của việc sử dụng từ láy “lầm lụi”, “lạnh lùng” trong khổ thơ cuối là:

A. Báo hiệu sự tàn lụi của mùa xuân

B. Báo hiệu đám hội đã kết thúc

C. Nhấn mạnh hoàn cảnh, tâm trạng của chàng trai

D. Khắc sâu cảm xúc, tâm trạng của cô gái

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Tìm những tiếng được gieo vần trong đoạn thơ trên.

Câu 9. Cho biết nội dung chính của văn bản.

Câu 10. Từ đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

Cuốc xe ôm và ổ bánh mì

Chạy thận xong, mệt quá, nhìn thấy anh xe ôm đầu tiên ở cổng viện nó bèn gọi ngay. Lúc xuống xe nó móc ví ra trả tiền nhưng anh xe ôm nhất định không lấy, bảo rằng nó bị bệnh trọng nên anh giúp. Nói rồi anh phóng xe đi. Nó quyết định sẽ nhớ mặt anh để không bao giờ gọi nữa.

Hôm sau nghe dân quanh bệnh viện nói anh xe ôm đó từng nghiện ma túy, đi tù mấy lần, chạy xe ế lắm, chỉ người lạ không biết mới gọi thuê anh, nó đổi ý, tìm anh đề nghị anh chở nó cả năm. “Đồng ý, nhưng mỗi cuốc anh lấy công bằng một ổ bánh mì thôi, hơn anh không chở”. Không thể thuyết phục nổi anh, nó ứa nước mắt lật đật trèo lên xe.

Nguồn: http//tuoitre.vn – Chùm truyện cực ngắn của NGUYỄN BÍCH LAN

Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về sức hấp dẫn của truyện ngắn trên.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

D

B

A

D

B

D

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật D. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về phong cách ngôn ngữ

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật

→ Đáp án C

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận B. Tự sự

C. Miêu tả D. Biểu cảm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải:

Phương thức biểu đạt của văn bản: biểu cảm

Đáp án D

Câu 3. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát B. Thất ngôn (bảy chữ)

C. Tự do D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý yếu tố về số chữ, số câu

Lời giải:

Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn

→ Đáp án B

Câu 4. Tâm trạng nhân vật trữ tình hiện diện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ sau:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

A. Chờ mãi, chẳng sang, thế mà, nhỡ nhàng

B. anh sang, hát bên làng, anh hò hẹn

C. Năm tao bảy tuyết, hò hẹn, mùa xuân

D. Anh chẳng sang, hôm nọ hát bên làng

Hướng dẫn:

Đọc kĩ khổ thơ

Lời giải:

Tâm trạng nhân vật trữ tình: Chờ mãi, chẳng sang, thế mà, nhỡ nhàng

→ Đáp án A

Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hướng tới ai để bộc lộ cảm xúc?

A. Người mẹ B. Độc giả

C. Bản thân D. Chàng trai

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải:

Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hướng tới chàng trai để bộc lộ cảm xúc

→ Đáp án D

Câu 6. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ cuối là gì?

A. Hồ hởi, xúc động, hi vọng B. Buồn tủi, thất vọng, cô đơn

C. Buồn vui lẫn lộn D. Cay đắng, uất hận, tủi hổ

Hướng dẫn:

Đọc kĩ hai khổ thơ cuối

Lời giải:

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ cuối: Buồn tủi, thất vọng, cô đơn

→ Đáp án B

Câu 7. Hiệu quả của việc sử dụng từ láy “lầm lụi”, “lạnh lùng” trong khổ thơ cuối là:

A. Báo hiệu sự tàn lụi của mùa xuân

B. Báo hiệu đám hội đã kết thúc

C. Nhấn mạnh hoàn cảnh, tâm trạng của chàng trai

D. Khắc sâu cảm xúc, tâm trạng của cô gái

Hướng dẫn:

Đọc kĩ khổ thơ cuối và phân tích hiệu quả của hai từ láy

Lời giải:

Hiệu quả của việc sử dụng từ láy “lầm lụi”, “lạnh lùng” trong khổ thơ cuối là: Khắc sâu cảm xúc, tâm trạng của cô gái

→ Đáp án D

Câu 8. Tìm những tiếng được gieo vần trong đoạn thơ trên.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải:

Những tiếng được gieo vần trong đoạn thơ: đi, nghe, đê; đêm, xem, em; sang, làng, nhàng; về, đê, khuya.

Câu 9. Cho biết nội dung chính của văn bản.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Nội dung chính của văn bản:

– Cô gái xin phép mẹ và vội vàng đi xem hội trong mưa xuân với tâm trạng vui vẻ và tràn đầy hi vọng. Cô mải tìm người yêu đến không thiết xem hội. Người cô yêu không tới.

– Khung cảnh đêm hội mùa xuân đã tạo nền cho vẻ đẹp tâm hồn của cô gái đang yêu.

Câu 10. Từ đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn thơ và dựa vào những ý phân tích ở trên

Nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải:

Suy nghĩ về vẻ đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ.

– Mùa xuân là thời gian đẹp nhất trong năm. Tuổi trẻ là thời điểm đẹp nhất của cuộc đời con người.

– Hãy biết gìn giữ mùa xuân cũng như tuổi trẻ cần biết gìn giữ những tình cảm đẹp của bản thân, biết học tập và cống hiến để cùng phát triển những mùa xuân của đất nước.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

Cuốc xe ôm và ổ bánh mì

Chạy thận xong, mệt quá, nhìn thấy anh xe ôm đầu tiên ở cổng viện nó bèn gọi ngay. Lúc xuống xe nó móc ví ra trả tiền nhưng anh xe ôm nhất định không lấy, bảo rằng nó bị bệnh trọng nên anh giúp. Nói rồi anh phóng xe đi. Nó quyết định sẽ nhớ mặt anh để không bao giờ gọi nữa.

Hôm sau nghe dân quanh bệnh viện nói anh xe ôm đó từng nghiện ma túy, đi tù mấy lần, chạy xe ế lắm, chỉ người lạ không biết mới gọi thuê anh, nó đổi ý, tìm anh đề nghị anh chở nó cả năm. “Đồng ý, nhưng mỗi cuốc anh lấy công bằng một ổ bánh mì thôi, hơn anh không chở”. Không thể thuyết phục nổi anh, nó ứa nước mắt lật đật trèo lên xe.

Nguồn: http//tuoitre.vn – Chùm truyện cực ngắn của NGUYỄN BÍCH LAN

Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về sức hấp dẫn của truyện ngắn trên.

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài văn đã học

Lời giải:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sức hấp dẫn của truyện “Cuốc xe ôm và ổ bánh mì”

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

– Sức hấp dẫn từ vẻ đẹp của tình người toát ra từ nội dung truyện:

+ “Nó” bệnh tật, mệt mỏi, bất ngờ được anh xe ôm giúp. Mặc dù bệnh trọng nhưng “nó” không muốn người khác chịu thiệt vì mình.

+ Anh xe ôm (vốn hoàn cảnh éo le) sẵn sàng, tự nguyện giúp đỡ người anh thấy khổ cực hơn mình, và nhất định không nhận sự đền đáp.

Truyện có sức lay động người đọc ở vẻ đẹp của tình người, khơi dậy sự thấu hiểu, cảm thông với những mảnh đời cơ cực quanh ta.

– Sức hấp dẫn từ nghệ thuật: Câu chuyện giản dị, đời thường được kể với giọng văn nhẹ nhàng, ngôn từ hàm súc. Tình huống truyện bất ngờ, sâu sắc, giàu ý nghĩa.

– Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện. Liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc.