Sắp xếp theo thứ tự không giảm. Tính \({Q_1}, {Q_3}, {\Delta _Q}, {Q_1} – 1, 5{\Delta _Q}, {Q_3} + 1, 5{\Delta _Q}\. Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 5.16 trang 88 SGK Toán 10 – Kết nối tri thức – Bài 14. Các số đặc trưng đo độ phân tán. Tỉ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia vào năm 2007 (đơn vị %) được cho như sau: 7,…
Đề bài/câu hỏi:
Tỉ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia vào năm 2007 (đơn vị %) được cho như sau:
7,8 3,2 7,7 8,7 8,6 8,4 7,2 3,6
5,0 4,4 6,7 7,0 4,5 6,0 5,4
Hãy tìm các giá trị bất thường (nếu có) của mẫu số liệu trên.
Hướng dẫn:
– Sắp xếp theo thứ tự không giảm.
– Tính \({Q_1},{Q_3},{\Delta _Q},{Q_1} – 1,5{\Delta _Q},{Q_3} + 1,5{\Delta _Q}\)
\({\Delta _Q} = {Q_3} – {Q_1}\)
– Các giá trị lớn hơn \({Q_3} + 1,5.{\Delta _Q}\) hoặc bé hơn \({Q_1} – 1,5{\Delta _Q}\) được xem là giá trị bất thường.
Lời giải:
Sắp xếp theo thứ tự không giảm.:
3,2 3,6 4,4 4,5 5,0 5,4 6,0 6,7 7,0 7,2 7,7 7,8 8,4 8,6 8,7
Vì n=15 nên \({Q_2} = 6,7\)
\({Q_1} = 4,5;{Q_3} = 7,8\)
\({\Delta _Q} = {Q_3} – {Q_1} = 7,8 – 4,5 = 3,3\)
\({Q_3} + 1,5.{\Delta _Q} = 12,75\)
\({Q_1} – 1,5{\Delta _Q} = – 0,45\)
Ta thấy không có giá trị nào dưới -0,45 và trên 12,75 nên không có giá trị bất thường.