Lời giải Thực hành 3 Bài 1. Quy tắc cộng và quy tắc nhân (trang 21, 22, 23, 24) – SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Bước 1: Xác định cách chọn từng nucleotide.
Câu hỏi/Đề bài:
Có nhiều nhất bao nhiêu đoạn phân tử RNA khác nhau chứa 4 phân tử nucleotide, trong đó:
a) Không có nucleotide A nào?
b) Có nucleotide A nằm ở vị trí đầu tiên?
Hướng dẫn:
Bước 1: Xác định cách chọn từng nucleotide
Bước 2: Áp dụng quy tắc nhân
Lời giải:
a) Có thể tạo nên một đoạn phân tử RNA có 4 phân tử nucleotide là một công việc gồm 4 công đoạn, mỗi công đoạn ứng với việc chọn một trong ba loại nucleotide C, G hoặc U cho mỗi vị trí (thứ nhất, thứ hai, thứ ba và cuối cùng) của đoạn. Như vậy, mỗi công đoạn có 3 cách thực hiện. Theo quy tắc nhân, 4 công đoạn có số cách thực hiện là
\(3.3.3.3 = {3^4}\)
Vậy có nhiều nhất \({3^4}\)đoạn phân tử RNA khác nhua cùng có 4 phân tử nucleotide và không có nucleotide A
b)
Có thể tạo nên một đoạn phân tử RNA có 4 phân tử nucleotide là một công việc gồm 4 công đoạn, mỗi công đoạn ứng với việc chọn một trong ba loại nucleotide C, G hoặc U cho mỗi vị trí (thứ nhất, thứ hai, thứ ba và cuối cùng) của đoạn.
Công đoạn thứ nhất: Chọn nucleotide A ở vị trí đầu tiên, có 1 cách chọn
Công đoạn thứ hai: Chọn một trong bốn loại nucleotide A, C, G hoặc U cho mỗi vị trí (thứ hai, thứ 3 và vị trí cuối) của đoạn. Như vậy mỗi công đoạn sau sẽ có 4 cách thực hiện.
Theo quy tắc nhân, 4 công đoạn thực hiện có số cách là
\(1.4.4.4 = {4^3}\)
Vậy có nhiều nhất \({4^3}\)đoạn phân tử RNA khác nhau chứa 4 phân tử nucleotide có nucleotide A nằm ở vị trí đầu tiên.