Cho bảng số liệu: Giá trị \({x_1}\) \({x_2}\) … \({x_m}\) Tần số \({f_1}\) \({f_2}\) … \({f_m}\) +) Số trung bình: \(\overline x = \frac{{{x_1}. Vận dụng kiến thức giải Giải bài 2 trang 118 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu. Hãy tìm số trung bình, tứ phân vị và mốt của các mẫu số liệu sau:…
Đề bài/câu hỏi:
Hãy tìm số trung bình, tứ phân vị và mốt của các mẫu số liệu sau:
a)
Giá trị |
23 |
25 |
28 |
31 |
33 |
37 |
Tần số |
6 |
8 |
10 |
6 |
4 |
3 |
b)
Giá trị |
0 |
2 |
4 |
5 |
Tần số tương đối |
0,6 |
0,2 |
0,1 |
0,1 |
Hướng dẫn:
Cho bảng số liệu:
Giá trị |
\({x_1}\) |
\({x_2}\) |
… |
\({x_m}\) |
Tần số |
\({f_1}\) |
\({f_2}\) |
… |
\({f_m}\) |
+) Số trung bình: \(\overline x = \frac{{{x_1}.{f_1} + {x_2}.{f_2} + … + {x_m}.{f_m}}}{{{f_1} + {f_2} + … + {f_m}}}\)
+) Tứ phân vị: \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\)
Bước 1: Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, \(n = {f_1} + {f_2} + … + {f_m}\)
Bước 2: \({Q_2}\) là trung vị của mẫu số liệu trên.
\({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)
\({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)
+) Mốt \({M_o}\) là giá trị có tần số lớn nhất. (Một mẫu có thể có nhiều mốt)
Lời giải:
a)
+) Số trung bình: \(\overline x = \frac{{23.6 + 25.8 + 28.10 + 31.6 + 33.4 + 37.3}}{{6 + 8 + 10 + 6 + 4 + 3}} \approx 28,3\)
+) Tứ phân vị: \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\)
Bước 1: Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm,
\(\underbrace {23,…,23}_6,\underbrace {25,…25}_8,\underbrace {28,…,28}_{10},\underbrace {31,…,31}_6,\underbrace {33,…,33}_4,37,37,37\)
Bước 2: \(n = 6 + 8 + 10 + 6 + 4 + 3 = 37\), là số lẻ \( \Rightarrow {Q_2} = {X_{19}} = 28\)
\({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\): \(\underbrace {23,…,23}_6,\underbrace {25,…25}_8,\underbrace {28,…,28}_4\)
Do đó \({Q_1} = \frac{1}{2}({X_9} + {X_{10}}) = \frac{1}{2}(25 + 25) = 25\)
\({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\)
\(\underbrace {28,…,28}_5,\underbrace {31,…,31}_6,\underbrace {33,…,33}_4,37,37,37\)
Do đó \({Q_3} = \frac{1}{2}({X_9} + {X_{10}}) = \frac{1}{2}(31 + 31) = 31\)
+) Mốt \({M_o} = 28\)
b) Giả sử cỡ mẫu \(n = 10\)
Khi đó ta có bảng số liệu như sau:
Giá trị |
0 |
2 |
4 |
5 |
Tần số |
6 |
2 |
1 |
1 |
+) Số trung bình: \(\overline x = \frac{{0.0,6 + 2.0,2 + 4.0,1 + 5.0,1}}{{0,6 + 0,2 + 0,1 + 0,1}} = 1,3\)
+) Tứ phân vị: \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\)
Bước 1: Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm \(0,0,0,0,0,0,2,2,4,5\)
Bước 2: \(n = 10\), là số chẵn \( \Rightarrow {Q_2} = \frac{1}{2}(0 + 0) = 0\)
\({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu: \(0,0,0,0,0\). Do đó \({Q_1} = 0\)
\({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu: \(0,2,2,4,5\). Do đó \({Q_3} = 2\)
+) Mốt \({M_o} = 0\)