Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu \(P\left( A \right)\) được xác định bởi công thức. Trả lời Giải bài 4 trang 103 SBT toán 10 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối Chương 10. Một hộp có 5 lá thăm cùng loại được đánh số 2; 4; 6; 8; 10….
Đề bài/câu hỏi:
Một hộp có 5 lá thăm cùng loại được đánh số 2; 4; 6; 8; 10. Lấy ra ngẫu nhiên từ hộp 2 lá thăm, Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Tổng các số ghi trên hai lá thăm bằng 11”
B: “Tích các số ghi trên hai lá thăm là số tròn chục”
Hướng dẫn:
Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu \(P\left( A \right)\) được xác định bởi công thức: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\), trong đó \(n\left( A \right)\) và \(n\left( \Omega \right)\) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và \(\Omega \)
Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là \(\overline A \) và \(P\left( {\overline A } \right) + P\left( A \right) = 1\)
Lời giải:
a) Vì các số ghi trên lá thăm đều là số chẵn nên tổng các số đó cũng là số chẵn
=> Không xảy ra trường hợp “Tổng các số ghi trên hai lá thăm bằng 11”
Hay \(P\left( A \right) = 0\)
b) Lấy 2 lá thăm bất kì từ hộp 5 lá có: \(n\left( \Omega \right) = C_5^2 = 10\) cách
Để “Tích các số ghi trên hai lá thăm là số tròn chục” thì trong hai lá thăm lấy ra có ít nhất 1 lá ghi số 10.
\(\overline B :\) “Trong 2 lá thăm lấy ra không có lá ghi số 10”
Tức là lấy 2 lá bất kì trong 4 lá còn lại: \(n(\overline B ) = C_4^2\)
Xác suất để không lấy được lá ghi số 10 là:
\(P\left( {\overline B } \right) = \frac{{n\left( {\overline B } \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{C_4^2}}{{C_5^2}} = \frac{3}{5}\)
\( \Rightarrow P(B) = 1 – P\left( {\overline B } \right) = 1 – \frac{3}{5} = \frac{2}{5}\)