Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SBT Toán 10 - Cánh diều Bài 54 trang 100 SBT toán 10 – Cánh diều: Cho hình...

Bài 54 trang 100 SBT toán 10 – Cánh diều: Cho hình bình hành ABCD. Lấy các điểm M, N, P thoả mãn → AM = 1/2 → AB, → AN = 1/5 → AC, → AP = 1/3 → AD

Bước 1: Xác định vị trí các điểm M, N, P trên các cạnh AB, AC, AD Bước 2. Phân tích và giải Giải bài 54 trang 100 SBT toán 10 – Cánh diều – Bài 5. Tích của một số với một vectơ. Cho hình bình hành ABCD. Lấy các điểm M, N, P thoả mãn \(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} ,…

Đề bài/câu hỏi:

Cho hình bình hành ABCD. Lấy các điểm M, N, P thoả mãn \(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AN} = \frac{1}{5}\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AP} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD} \). Đặt \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow a ,\overrightarrow {AD} = \overrightarrow b \). Biểu thị các vectơ \(\overrightarrow {AN} ,\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {NP} \) theo các vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) và chứng minh ba điểm M, N, P thẳng hàng.

Hướng dẫn:

Bước 1: Xác định vị trí các điểm M, N, P trên các cạnh AB, AC, AD

Bước 2: Sử dụng các quy tắc để biểu diễn các vectơ theo \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AD} \)

Bước 3: Sử dụng điều kiện \(\overrightarrow {MN} = k\overrightarrow {NP} \) chứng minh M, N, P thẳng hàng.

Lời giải:

Theo giả thiết, M là trung điểm AB, N nằm giữa AC, P nằm giữa A D

a) Ta có:

+ \(\overrightarrow {AN} = \frac{1}{5}\overrightarrow {AC} \). Theo quy tắc hình bình hành, \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \) \( \Rightarrow \overrightarrow {AN} = \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right) = \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right)\)

+ \(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {AN} – \overrightarrow {AM} \)mà \(\overrightarrow {AN} = \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right)\), \(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} = \frac{1}{2}\overrightarrow a \)

nên \(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {AN} – \overrightarrow {AM} = \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right) – \frac{1}{2}\overrightarrow a = – \frac{3}{{10}}\overrightarrow a + \frac{1}{5}\overrightarrow b \)

+ \(\overrightarrow {NP} = \overrightarrow {AP} – \overrightarrow {AN} \) mà \(\overrightarrow {AN} = \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right)\), \(\overrightarrow {AP} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD} = \frac{1}{3}\overrightarrow b \)

nên \(\overrightarrow {NP} = \overrightarrow {AP} – \overrightarrow {AN} = \frac{1}{3}\overrightarrow b – \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right) = – \frac{1}{5}\overrightarrow a + \frac{2}{{15}}\overrightarrow b \)

Vậy \(\overrightarrow {AN} = \frac{1}{5}\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right)\); \(\overrightarrow {MN} = – \frac{3}{{10}}\overrightarrow a + \frac{1}{5}\overrightarrow b \); \(\overrightarrow {NP} = – \frac{1}{5}\overrightarrow a + \frac{2}{{15}}\overrightarrow b \)

b) Theo a, \(\overrightarrow {MN} = – \frac{3}{{10}}\overrightarrow a + \frac{1}{5}\overrightarrow b \); \(\overrightarrow {NP} = – \frac{1}{5}\overrightarrow a + \frac{2}{{15}}\overrightarrow b \) \( \Rightarrow \overrightarrow {MN} = – \frac{3}{{10}}\overrightarrow a + \frac{1}{5}\overrightarrow b = \frac{3}{2}\left( { – \frac{1}{5}\overrightarrow a + \frac{2}{{15}}\overrightarrow b } \right) = \frac{3}{2}\overrightarrow {NP} \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {MN} \) và \(\overrightarrow {NP} \) cùng phương. Vậy 3 điểm M, N, P thẳng hàng.