Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SBT Toán 10 - Cánh diều Bài 50 trang 62 SBT toán 10 – Cánh diều: Vẽ đồ...

Bài 50 trang 62 SBT toán 10 – Cánh diều: Vẽ đồ thị hàm số của mỗi hàm số sau: a) y = 2x^2 – 8x + 1 b) y = – x^2 + 4x – 3

Xác định đỉnh của parabol \(y = a{x^2} + bx + c\): \(\left( {\frac{{ – b}}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\. Hướng dẫn giải Giải bài 50 trang 62 SBT toán 10 – Cánh diều – Bài tập cuối Chương 3. Vẽ đồ thị hàm số của mỗi hàm số sau:…

Đề bài/câu hỏi:

Vẽ đồ thị hàm số của mỗi hàm số sau:

a) \(y = 2{x^2} – 8x + 1\)

b) \(y = – {x^2} + 4x – 3\)

Hướng dẫn:

Xác định đỉnh của parabol \(y = a{x^2} + bx + c\): \(\left( {\frac{{ – b}}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\) và trục đối xứng của đường thẳng \(x = – \frac{b}{{2a}}\)

Lời giải:

a) Hàm số \(y = 2{x^2} – 8x + 1\)có \(a = 2 > 0;b = – 8;c = 1\) và \( – \frac{b}{{2a}} = – \frac{{ – 8}}{{2.2}} = 2\)

+ Đỉnh của parabol là \(I\left( {2; – \frac{{{{\left( { – 8} \right)}^2} – 4.2.1}}{{4.2}}} \right) = \left( {2; – 7} \right)\)

+ Trục đối xứng \(x = 2\)

+ Giao điểm với trục tung là A(0;1)

+ Điểm đối xứng với A(0;1) qua trục đối xứng \(x = 2\) là B(4;1)

+ Lấy các điểm C(1; -5) và D(3;-5)

Từ đó ta có đồ thị hàm số:

b) Hàm số \(y = – {x^2} + 4x – 3\) có \(a = – 1;b = 4;c = – 3\) và \( – \frac{b}{{2a}} = – \frac{4}{{2.( – 1)}} = 2\)

+ Đỉnh của parabol là \(I\left( {2; – {2^2} + 4.2 – 3} \right) = \left( {2;1} \right)\)

+ Trục đối xứng \(x = 2\)

+ Giao điểm với trục tung là A(0;-3)

+ Điểm đối xứng với A(0;-3) qua trục đối xứng \(x = 2\) là B(4;-3)

+ Giao điểm với trục hoành là C(1;0) và D(3;0)

Từ đó ta có đồ thị hàm số: