Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SBT Toán 10 - Cánh diều Bài 40 trang 82 SBT toán 10 – Cánh diều: Xét vị...

Bài 40 trang 82 SBT toán 10 – Cánh diều: Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau: a) d_1: 2x – 3y + 5 = 0 và d_2: 2x + y – 1 = 0 b) d_3

Bước 1: Đưa các phương trình về dạng PTTQ Bước 2. Gợi ý giải Giải bài 40 trang 82 SBT toán 10 – Cánh diều – Bài 4. Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau:…

Đề bài/câu hỏi:

Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau:

a) \({d_1}:2x – 3y + 5 = 0\) và \({d_2}:2x + y – 1 = 0\)

b) \({d_3}:\left\{ \begin{array}{l}x = – 1 – 3t\\y = 3 + t\end{array} \right.\) và \({d_4}:x + 3y – 5 = 0\)

c) \({d_5}:\left\{ \begin{array}{l}x = 2 – 2t\\y = – 1 + t\end{array} \right.\) và \({d_6}:\left\{ \begin{array}{l}x = – 2 + 2t’\\y = 1 – {t^’}\end{array} \right.\)

Hướng dẫn:

Bước 1: Đưa các phương trình về dạng PTTQ

Bước 2: Giải hệ 2 PT đường thẳng và xét số nghiệm của hệ để tìm vị trí tương đối của các đường thẳng

* Với ý b) có thể xét 2 VTPT của d3d4. Nếu 2 vectơ cùng phương thì lấy 1 điểm trên đường thẳng này và xét xem có thuộc đường thẳng kia hay không. Trong trường hợp không thuộc thì d3 // d4 và ngược lại thì d3 trùng d4.

* Với ý c) ta cũng có thể xét 2 VTCP của d5d6. Nếu 2 vectơ cùng phương thì lấy 1 điểm trên đường thẳng này và xét xem có thuộc đường thẳng kia hay không. Trong trường hợp không thuộc thì d5 // d6 và ngược lại thì d5 trùng d6.

Lời giải:

a) \({d_1}:2x – 3y + 5 = 0\) và \({d_2}:2x + y – 1 = 0\)

Tọa độ giao điểm của d1d2 là nghiệm của hệ PT: \(\left\{ \begin{array}{l}2x – 3y + 5 = 0\\2x + y – 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x – 3y = – 5\\2x + y = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = – \frac{1}{4}\\y = \frac{3}{2}\end{array} \right.\)

Hệ trên có một nghiệm duy nhất. Vậy d1d2 cắt nhau.

b) \({d_3}:\left\{ \begin{array}{l}x = – 1 – 3t\\y = 3 + t\end{array} \right.\) và \({d_4}:x + 3y – 5 = 0\)

d3 đi qua điểm (-1; 3) và có VTCP là \(\overrightarrow u = ( – 3;1)\) \( \Rightarrow \) d3 có một VTPT là \(\overrightarrow {{n_1}} = (1;3)\)

\( \Rightarrow \) d3d4 có cùng VTPT nên d3 // d4 hoặc d3d4 trùng nhau

Thay tọa độ điểm (-1; 3) vào PT d4 ta có: -1 + 3.3 – 5 = 3 ≠ 0 \( \Rightarrow ( – 1;3) \notin {d_4}\)

Vậy d3 // d4

c) \({d_5}:\left\{ \begin{array}{l}x = 2 – 2t\\y = – 1 + t\end{array} \right.\) và \({d_6}:\left\{ \begin{array}{l}x = – 2 + 2t’\\y = 1 – t’\end{array} \right.\)

d5 đi qua A(2; -1), có VTCP là \(\overrightarrow {{u_1}} = ( – 2;1)\)

d6 đi qua B(-2; 1), có VTCP là \(\overrightarrow {{u_2}} = (2; – 1)\)

Ta thấy \(\overrightarrow {{u_1}} \) và \(\overrightarrow {{u_2}} \) cùng phương nên d5 // d6 hoặc d5d6 trùng nhau

Thay tọa độ điểm A vào PT d6 ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}2 = – 2 + 2t’\\ – 1 = 1 – t’\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t’ = 2\\t’ = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow t’ = 2 \Rightarrow A \in {d_6}\)

Vậy d5d6 trùng nhau