Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SBT Toán 10 - Cánh diều Bài 21 trang 67 SBT toán 10 – Cánh diều: Trong mặt...

Bài 21 trang 67 SBT toán 10 – Cánh diều: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(- 2 ; 4), B(- 5 ; − 1), C(8 ; – 2)

Bước 1: Tính độ dài các cạnh AB, AC, BC Bước 2: Sử dụng định lí cosin. Gợi ý giải Giải bài 21 trang 67 SBT toán 10 – Cánh diều – Bài 2. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có A(- 2 ; 4), B(- 5 ; − 1),…

Đề bài/câu hỏi:

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABCA(- 2 ; 4), B(- 5 ; − 1), C(8 ; – 2). Giải tam giác ABC (làm tròn các kết quả số đo góc đến hàng đơn vị).

Hướng dẫn:

Bước 1: Tính độ dài các cạnh AB, AC, BC

Bước 2: Sử dụng định lí cosin, định lí sin để tính số đo góc

Lời giải:

\(\overrightarrow {AB} = ( – 3; – 5) \Rightarrow AB = \sqrt {34} \);

\(\overrightarrow {AC} = (10; – 6) \Rightarrow AC = 2\sqrt {34} \);

\(\overrightarrow {BC} = (13; – 1) \Rightarrow BC = \sqrt {170} \)

Áp dụng định lí cosin cho tam giác ABC ta có:

\(\cos A = \frac{{A{B^2} + A{C^2} – B{C^2}}}{{2.AB.AC}} = 0\)\( \Rightarrow \widehat A = {90^0}\)

\(\cos B = \frac{{A{B^2} + B{C^2} – A{C^2}}}{{2.AB.BC}} = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)\( \Rightarrow \widehat B \approx {63^0}\)

\( \Rightarrow \widehat C = {90^0} – \widehat B \approx {27^0}\)