Trang chủ Lớp 10 Sinh học lớp 10 SBT Sinh lớp 10 - Cánh diều Bài 2.4 Chủ đề 2 (trang 5) SBT Sinh lớp 10: Tại...

Bài 2.4 Chủ đề 2 (trang 5) SBT Sinh lớp 10: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống?

Trả lời Bài 2.4 Chủ đề 2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (trang 5) – SBT Sinh lớp 10 Cánh diều. Hướng dẫn: Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới.

Câu hỏi/Đề bài:

Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống?

Hướng dẫn:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

Lời giải:

Tiêu chí đánh giá một cấp tổ chức sống nào đó là cấp độ cơ sở hay không phải căn cứ vào đặc điểm nổi trội của cấp tổ chức đó trong thế giới sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. Trong các đặc tính đó, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi được xem là đặc tính quyết định nhất, đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống. Xét các tiêu chí này vào đặc điểm của tế bào để trả lời câu hỏi.