Giải chi tiết Câu hỏi trang 77 Bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Phản ứng đốt cháy gas: CH4 + O2 → CO2 + H2O.
Câu hỏi/Đề bài:
7. Lập phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy gas trong không khí và phản ứng kích nổ hỗn hợp nhiên liệu của tàu con thoi. Xác định vai trò của các chất trong mỗi phản ứng |
Hướng dẫn:
– Phản ứng đốt cháy gas: CH4 + O2 → CO2 + H2O
– Phản ứng kích nổ hỗn hợp nhiên liệu: H2 + O2 → H2O
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử
Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khửu nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận
Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
Lời giải:
– Phản ứng đốt cháy gas: \(C{H_4} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2} + {H_2}O\)
Bước 1: \(\mathop C\limits^{ – 4} {H_4} + {\mathop O\limits^0 _2}\xrightarrow{{{t^o}}}\mathop C\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ – 2} _2} + {H_2}O\)
Bước 2:
Quá trình oxi hóa: C-4 → C+4 + 8e
Quá trình khử: O20 + 4e → 2O-2
– O2 là chất oxi hóa vì O nhận electron
– CH4 là chất khử vì C trong CH4 nhường electron
Bước 3: Xác định hệ số
1 x |
C-4 → C+4 + 8e |
2 x |
O20 + 4e → 2O-2 |
Bước 4: Đặt hệ số
\(C{H_4} + 2{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2} + 2{H_2}O\)
– Phản ứng kích nổ hỗn hợp nhiên liệu: \({H_2} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}{H_2}O\)
Bước 1: \(\mathop {{H_2}}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t^o}}}\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ – 2} \)
Bước 2:
Quá trình oxi hóa: H20→ 2H+1 + 2e
Quá trình khử: O20 + 4e → 2O-2
– O2 là chất oxi hóa vì O nhận electron
– H2 là chất khử vì H nhường electron
Bước 3: Xác định hệ số
2 x |
H20→ 2H+1 + 2e |
1 x |
O20 + 4e → 2O-2 |
Bước 4: Đặt hệ số
\(2{H_2} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2{H_2}O\)