Giải Câu 16.10 trang 51 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học SBT Hóa 10 Cánh diều. Gợi ý: Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng.
Câu hỏi/Đề bài:
Cho phản ứng:
2A + B → 2M + 3N
a) Hãy viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng trên theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N.
b) Nếu biến thiên nồng độ trung bình của chất M (\(\frac{{\Delta {C_M}}}{{\Delta t}}\)) là 1,0 mol L-1 s-1 thì tốc độ trung bình của phản ứng và biến thiên nồng độ trung bình của N (\(\frac{{\Delta {C_N}}}{{\Delta t}}\)); A (\( – \frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}}\)) và B (\( – \frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}}\)) lần lượt là:
A. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 6,0 mol L-1 s-1 và 2,0 mol L-1 s-1.
B. 0,5 mol L-1 s-1; 1,5 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1 và 0,5 mol L-1 s-1.
C. 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1và 1,0 mol L-1 s-1.
D. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 3,0 mol L-1 s-1và 2,0 mol L-1 s-1.
Hướng dẫn:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB → cC + dD là \(\overline v = – \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = – \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} – {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} – {t_1}\): sự biến thiên thời gian
Lời giải:
a) Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng 2A + B → 2M + 3N theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N: \(\overline v = – \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = – \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_M}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{3}.\frac{{\Delta {C_N}}}{{\Delta t}}\)
b) Tốc độ trung bình của phản ứng: \(\overline v = \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_M}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{2}.1 = 0,5(mol{L^{ – 1}}{s^{ – 1}})\)
-> Đáp án: B