Lời giải Câu 16.9 trang 51 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học SBT Hóa 10 Cánh diều. Hướng dẫn: Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng.
Câu hỏi/Đề bài:
Cho phản ứng đơn giản:
H2 + I2 → 2HI
Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu (\({C_{{H_2}}}\) và \({C_{{I_2}}}\)) được lấy khác nhau và xác định được tốc độ tạo thành HI trong 20 giây đầu tiên, kết quả cho trong bảng sau:
\({C_{{H_2}}}\)(M) |
\({C_{{I_2}}}\)(M) |
\(\frac{{\Delta {C_{HI}}}}{{\Delta t}}\)(M s-1) |
0,10 |
0,20 |
5,00 |
0,20 |
0,20 |
10,00 |
0,10 |
0,15 |
3,75 |
Biểu thức định luật tác dụng viết cho phản ứng trên là:
A. \(v = 1250{C_{{H_2}}}C_{{I_2}}^2\)
B. \(v = 125{C_{{H_2}}}C_{{I_2}}^{}\)
C. \(v = 250C_{{H_2}}^2\)
D. \(v = 5,0{C_{{H_2}}}C_{{I_2}}^{}\)
Hướng dẫn:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB ” cC + dD là \(\overline v = – \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = – \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} – {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} – {t_1}\): sự biến thiên thời gian
Lời giải:
– Có \(\overline v = – \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = – \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{{I_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{HI}}}}{{\Delta t}}\)
\({C_{{H_2}}}\)(M) |
\({C_{{I_2}}}\)(M) |
\(\frac{{\Delta {C_{HI}}}}{{\Delta t}}\)(M s-1) |
v (M s-1) |
k (M-1 s-1) |
0,10 |
0,20 |
5,00 |
2500 |
125 |
0,20 |
0,20 |
10,00 |
5000 |
125 |
0,10 |
0,15 |
3,75 |
1875 |
125 |
→ k = 125
→ Đáp án: B