Hướng dẫn giải Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức – Đề số 10 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 10 – Đề thi đề kiểm tra Hóa lớp 10 Kết nối tri thức. Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng ? A….
Đề thi
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 2: Một nguyên tử có cấu hình 1s22s22p3 thì nhận xét nào sai: A. Có 7 electron. B. Có 7 neutron.
C. Chưa xác định được số neutron. D. Có 7 proton.
Câu 3: Một ion R3+ có phân lớp cuối cùng là 3d5. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 4s2 3d8. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s3.
Câu 4: Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thuỷ tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hoá chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Nguyên tử Y là
A. Magnesium. B. Chlorine. C. Carbon. D. Aluminum.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Lớp K là lớp có mức năng lượng thấp nhất.
(2) Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
(3) Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
(4) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho một nguyên tố.
(5) Hạt nhân nguyên tử luôn mang điện tích dương.
(6) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 6: Kí hiệu nguyên tử \({}_Z^AX\)cho ta biết những gì về nguyên tố hoá học X? A. Chỉ biết số hiệu nguyên tử B. Chỉ biết số khối của nguyên tử C. Chỉ biết khối lượng nguyên tử trung bình D. Biết số proton, số neutron, số electron, số khối
Câu 7: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 7. B. 9. C. 15. D. 17.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là:
A. 8. B. 9. C. 11. D. 10.
Câu 10: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân: A. Lớp K B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp N
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Cho nguyên tử nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X
Bài 2. Cấu hình electron của:
– Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1
– Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4
a) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
b) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
c) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
d) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Đáp án
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
1A |
2B |
3B |
4A |
5B |
6D |
7D |
8B |
9D |
10A |
Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về nguyên tử
Lời giải:
Đáp án A vì hạt nhân được cấu tạo nên bởi hạt p, n
Câu 2: Một nguyên tử có cấu hình 1s22s22p3 thì nhận xét nào sai: A. Có 7 electron. B. Có 7 neutron.
C. Chưa xác định được số neutron. D. Có 7 proton.
Hướng dẫn:
Dựa vào cấu hình electron để tính tổng số electron
Lời giải:
Đáp án B vì có 7 electron
Câu 3: Một ion R3+ có phân lớp cuối cùng là 3d5. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 4s2 3d8. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s3.
Hướng dẫn:
Viết cấu hình ion R3+ sau đó suy ra cấu hình R
Lời giải:
Đáp án B
Câu 4: Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thuỷ tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hoá chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Nguyên tử Y là
A. Magnesium. B. Chlorine. C. Carbon. D. Aluminum.
Hướng dẫn:
Tính số hạt p, e của nguyên tử Y để xác định được nguyên tố Y
Lời giải:
E + P + N = 36
E + P = 2N
® E = P = 12
Đáp án A
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Lớp K là lớp có mức năng lượng thấp nhất.
(2) Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
(3) Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
(4) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho một nguyên tố.
(5) Hạt nhân nguyên tử luôn mang điện tích dương.
(6) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 5 C. 4 D. 6
Hướng dẫn:
(1) đúng
(2) đúng
(3) sai vì nguyên tử có cấu trúc rỗng
(4) đúng
(5) đúng
(6) đúng
Lời giải:
Đáp án B
Câu 6: Kí hiệu nguyên tử \({}_Z^AX\)cho ta biết những gì về nguyên tố hoá học X? A. Chỉ biết số hiệu nguyên tử B. Chỉ biết số khối của nguyên tử C. Chỉ biết khối lượng nguyên tử trung bình D. Biết số proton, số neutron, số electron, số khối
Hướng dẫn:
Dựa vào kí hiệu của nguyên tố hóa học
Lời giải:
Đáp án D
Câu 7: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 7. B. 9. C. 15. D. 17.
Hướng dẫn:
Tính tổng số electron từ đó suy ra điện tích hạt nhân
Lời giải:
Tổng số electron: 2 + 8 + 7 = 17 electron –> Z = E = 17
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9.
Hướng dẫn:
Dựa vào tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3
Lời giải:
Nguyên tử của nguyên tố A, B có electron ở phân lớp 2p. Và tổng số electron ở phân lớp 2p = 3 ® nguyên tố A hoặc B có 1 electron phân lớp p hoặc 2 eletrong phân lớp p.
A: 1s22s2p1; B: 1s2s22p2 –> ZA = 5; ZB = 6
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là:
A. 8. B. 9. C. 11. D. 10.
Hướng dẫn:
Dựa vào số electron của potassium sau đó vẽ orbital nguyên tử
Lời giải:
Đáp án D
Câu 10: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân: A. Lớp K B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp N
Hướng dẫn:
Electron liên kết chặt chẽ nhất ở lớp đầu tiên
Lời giải:
Đáp án A
II. TỰ LUẬN (2,5 điểm)
Bài 1
Cho nguyên tử nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X
Lời giải:
– Lớp thứ nhất: có 1 phân lớp là 1s
– Lớp thứ 2: có 2 phân lớp là 2s và 2p
– Phân lớp s chứa tối đa 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6 electron
Vậy cấu hình electron của nguyên tố X: 1s22s22p4
⇒ Nguyên tố X có 8 electron
⇒ Số hiệu nguyên tử của X: Z = 8
Bài 2. Cấu hình electron của:
– Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1
– Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4
a) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
b) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
c) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
d) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Lời giải:
a)
– Nguyên tử X có 19 e ⇒ Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử ZX = 19
– Nguyên tử Y có 16 e ⇒ Nguyên tử Y có số hiệu nguyên tử ZY = 16
b)
– Trong nguyên tử X lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là lớp N (n=4)
– Trong nguyên tử Y lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là lớp M (n=3)
c)
– Nguyên tử X có:
+ 4 lớp electron (n = 1, 2, 3, 4)
+ 6 phân lớp electron (gồm 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s)
– Nguyên tử Y có:
+ 3 lớp electron (n= 1, 2, 3)
+ 5 phân lớp electron (gồm 1s, 2s, 2p, 3s, 3p)
d)
– Nguyên tử X có 1 e lớp ngoài cùng (4s1) ⇒ X là nguyên tố kim loại.
– Nguyên tử Y có 6 e lớp ngoài cùng (3s23p4) ⇒ Y là nguyên tố phi kim.