Hướng dẫn trả lời Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức – Đề số 9 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 9 – Đề thi đề kiểm tra Hóa lớp 10 Kết nối tri thức. Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. proton và neutron. B. proton và electron. C. electron. D….
Đề thi
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. proton và neutron. B. proton và electron.
C. electron. D. electron và neutron.
Câu 2. Nguyên tử X có cấu electron lớp ngoài cùng là 3s23p1. X là nguyên tử của nguyên tố
A. kim loại. B. khí hiếm. C. hydrogen. D. phi kim.
Câu 3. Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử nguyên tố Cr (Z = 24)?
A. [Ar]4s14p5. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]4s24p6. D. [Ar]3d44s2.
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 26. X là nguyên tố
A. s. B. f. C. d. D. p.
Câu 5. Nguyên tử sulfur (S) có 16 electron. Số electron trong ion S2- là
A. 18. B. 16. C. 32. D. 14.
Câu 6. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton, neutron. B. electron, neutron, proton.
C. neutron, electron. D. electron, proton.
Câu 7. Chlorine (Cl) có số hiệu nguyên tử là 17, trong bảng tuần hoàn Cl thuộc chu kì
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố sodium (Na) (Z = 11) có số electron độc thân là
A. 1. B. 2. C. 0. D. 3.
Câu 9. Nguyên tử sắt (Fe) có số hiệu nguyên tử bằng 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d54s1. B. 1s22s22p63s23p64s23d4.
C. 1s22s22p63s23p63d44s2. D. 1s22s22p63s23p63d6.
Câu 10. Tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 34. Cho các phát biểu:
(a) Số hiệu nguyên tử của X là 17.
(b) X là phi kim.
(c) X thuộc chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn.
(d) X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
(e) Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
II: Tự Luận (2.5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Cho các nguyên tố C (Z=6), F (Z=9), Si (Z=14).
a) Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều độ tâm điện tăng dần, giải thích.
Lời giải:
Câu 2. (1 điểm). Cũng giống như nam châm, mỗi nguyên tử/ion cũng có thể có từ tính (bị nam châm hút). Nếu nguyên tử/ion có electron độc thân thì nó có từ tính và được gọi là chất thuận từ. Ngược lại, nguyên tử/ion nếu không có electron độc thân thì được gọi là chất nghịch từ. Hãy giải thích vì sao nguyên tử Cu (Z = 29) thuận từ nhưng ion Cu+ lại nghịch từ.
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1B |
2A |
3B |
4D |
5A |
6A |
7B |
8A |
9D |
10D |
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. proton và neutron. B. proton và electron.
C. electron. D. electron và neutron.
Hướng dẫn:
Hạt mang điện là proton và electron
Lời giải:
Đáp án B
Câu 2. Nguyên tử X có cấu electron lớp ngoài cùng là 3s23p1. X là nguyên tử của nguyên tố
A. kim loại. B. khí hiếm. C. hydrogen. D. phi kim.
Hướng dẫn:
Dựa vào số electron lớp ngoài cùng
Lời giải:
Đáp án A
Câu 3. Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử nguyên tố Cr (Z = 24)?
A. [Ar]4s14p5. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]4s24p6. D. [Ar]3d44s2.
Hướng dẫn:
Dựa vào Z = 24 để viết cấu hình electron
Lời giải:
Đáp án B
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 26. X là nguyên tố
A. s. B. f. C. d. D. p.
Hướng dẫn:
Tổng số hạt mang điện: P + E = 26 => P=E = 13
Lời giải:
Đáp án D
Câu 5. Nguyên tử sulfur (S) có 16 electron. Số electron trong ion S2- là
A. 18. B. 16. C. 32. D. 14.
Hướng dẫn:
Ion S2- nhận thêm 2 electron
Lời giải:
Đáp án A
Câu 6. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton, neutron. B. electron, neutron, proton.
C. neutron, electron. D. electron, proton.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 7. Chlorine (Cl) có số hiệu nguyên tử là 17, trong bảng tuần hoàn Cl thuộc chu kì
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Hướng dẫn:
Dựa vào Z = 17 để xác định cấu hình của Cl
Lời giải:
Cl: 1s22s22p63s23p5
Đáp án B
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố sodium (Na) (Z = 11) có số electron độc thân là
A. 1. B. 2. C. 0. D. 3.
Hướng dẫn:
Electron độc thân = electron hóa trị
Lời giải:
Đáp án A
Câu 9. Nguyên tử sắt (Fe) có số hiệu nguyên tử bằng 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d54s1. B. 1s22s22p63s23p64s23d4.
C. 1s22s22p63s23p63d44s2. D. 1s22s22p63s23p63d6.
Hướng dẫn:
Dựa vào cấu hình electron của Fe từ đó trừ đi 2 eletron để trở thành ion Fe2+
Lời giải:
Fe: 1s22s22p63s23p63d54s1. => Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6.
Đáp án D
Câu 10. Tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 34. Cho các phát biểu:
(a) Số hiệu nguyên tử của X là 17.
(b) X là phi kim.
(c) X thuộc chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn.
(d) X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
(e) Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Hướng dẫn:
Dựa vào tổng số hạt mang điện trong ion X2- để xác định X
Lời giải:
(a) sai vì P = E = 16
(b) đúng vì X có 6 electron lớp ngoài cùng
(c) sai
(d) đung
(e) đúng
Đáp án D
II: Tự Luận (2.5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Cho các nguyên tố C (Z=6), F (Z=9), Si (Z=14).
a) Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều độ tâm điện tăng dần, giải thích.
Lời giải:
a) Cấu hình C: 1s22s22p2 => ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2
cấu hình F: 1s22s22p5 => ô số 9, nhóm VIIA, chu kì 2
cấu hình Si: 1s22s22p63s23p2 => ô số 14, nhóm IVA, chu kì 3
b) C và F cùng thuộc chu kì 2, ZC < ZF
⇒ Bán kính nguyên tử của C > F.
C và Si cùng thuộc nhóm IVA, ZC < ZSi
⇒ Bán kính nguyên tử Si > C
Vậy bán kính nguyên tử tăng dần là F < C < Si
Câu 2. (1 điểm). Cũng giống như nam châm, mỗi nguyên tử/ion cũng có thể có từ tính (bị nam châm hút). Nếu nguyên tử/ion có electron độc thân thì nó có từ tính và được gọi là chất thuận từ. Ngược lại, nguyên tử/ion nếu không có electron độc thân thì được gọi là chất nghịch từ. Hãy giải thích vì sao nguyên tử Cu (Z = 29) thuận từ nhưng ion Cu+ lại nghịch từ.
Lời giải:
Vì ion Cu2+ nhường đi 2 electron, nên không có electron độc thân nên nghịch từ