Lời giải Câu hỏi trang 47 Bài 2: Bài 6. Hóa học về phản ứng cháy nổ – Chuyên đề học tập Hóa 10 Cánh diều. Gợi ý: Áp dụng công thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Hexachlorobenzene rắn (C6Cl6) là chất cực kì độc hại với con người nên được bảo quản rất kĩ lưỡng. Nếu xảy ra hỏa hoạn nhà kho có chứa C6Cl6 thì chất này có dễ dàng bị tiêu hủy bởi phản ứng cháy với oxygen hay không? Hãy dự đoán bằng cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng. Biết rằng phản ứng cháy sinh ra CO2 và Cl2.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức:
\({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} (sp) – \sum {{\Delta _f}H_{298}^0} (cd)\)
Lời giải:
C6Cl6(s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 3Cl2(g)
\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^0 = 6{\Delta _f}H_{298}^0(C{O_2}) + 3{\Delta _f}H_{298}^0(C{l_2}) – {\Delta _f}H_{298}^0({C_6}C{l_6}) – 66{\Delta _f}H_{298}^0({O_2})\\ = > {\Delta _r}H_{298}^0 = 6.( – 393,5) + 3.0 – ( – 127,6) – 6.0 = – 2233,4(kJ)\end{array}\)
Biến thiên enthalpy của phản ứng là rất âm ⇒ Nếu xảy ra hỏa hoạn nhà kho có chứa C6Cl6 thì chất này dễ dàng bị tiêu hủy bởi phản ứng cháy với oxygen