Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2 trang 19 Địa lí 10: Dựa vào hình...

Câu hỏi mục 2 trang 19 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.3 và kiến thức đã học, hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, hướng chuyển động

Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 trang 19 SGK Địa lí 10 – Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Hướng dẫn: Dựa vào hình 5.3 và kiến thức đã học ở lớp 6.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 5.3 và kiến thức đã học, hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, hướng chuyển động, hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất, thời gian hoàn thành 1 vòng chuyển động).

Hướng dẫn:

Dựa vào hình 5.3 và kiến thức đã học ở lớp 6, mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

– Quỹ đạo chuyển động

– Hướng chuyển động

– Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất

– Thời gian hoàn thành 1 vòng chuyển động

Lời giải:

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip.

– Hướng chuyển động: từ tây sang đông.

– Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.

– Thời gian hoàn thành 1 vòng chuyển động là 365 ngày 6 giờ (1 năm thiên văn).

Dựa vào thông tin và hình 5.4 trong mục a, hãy giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu.

Hướng dẫn:

Dựa vào thông tin trong mục a (hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau) và hình 5.4.

Lời giải:

Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng.

– Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Nam ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).

– Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Bắc ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).

– Ngày 21 – 3 và 23 – 9, thời gian ngày = đêm.

Dựa vào thông tin trong mục b và hình 5.3, hãy trình bày hiện tượng mùa diễn ra ở bán cầu Bắc.

Hướng dẫn:

Dựa vào thông tin trong mục b (các mùa trong năm) và hình 5.3.

Lời giải:

Hiện tượng mùa diễn ra ở bán cầu Bắc:

– Từ ngày 21 – 3 (xuân phân) đến ngày 22 – 6 (hạ chí): mùa xuân.

– Từ ngày 22 – 6 (hạ chí) đến ngày 23 – 9 (thu phân): mùa hạ.

– Từ ngày 23 – 9 (thu phân) đến ngày 22 – 12 (đông chí): mùa thu.

– Từ ngày 22 – 12 (đông chí) đến ngày 21 – 3 (xuân phân): mùa đông.