Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1 trang 17 Địa lí 10: Dựa vào hình...

Câu hỏi mục 1 trang 17 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (chiều tự quay, độ nghiêng của trục

Giải chi tiết Câu hỏi mục 1 trang 17 SGK Địa lí 10 – Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Hướng dẫn: Quan sát hình 5.1, xác định.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 5.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (chiều tự quay, độ nghiêng của trục, chu kì tự quay,…).

Hình 5.1. Chuyển động tự quay và hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất

Hướng dẫn:

Quan sát hình 5.1, xác định:

– Chiều tự quay quanh trục của Trái Đất.

– Độ nghiêng của trục Trái Đất.

– Chu kì quay.

Lời giải:

– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

– Khi tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.

– Chu kì (thời gian) Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là 23 giờ 56 phút 4 giây (24 giờ/một ngày đêm).

Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5.1, trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất?

– Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục a (sự luân phiên ngày đêm) và quan sát hình 5.1 SGK.

Lời giải:

– Có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất do:

+ Trái Đất hình cầu => luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm).

+ Trái Đất tự quay quanh trục => Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

– Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì mọi nơi trên Trái Đất sẽ có 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm.

=> Do trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng Xích đạo và không đổi hướng khi chuyển động.

Dựa vào thông tin trong mục b và quan sát hình 5.2, hãy cho biết:

– Tại sao các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau lại có giờ địa phương khác nhau.

– Những nước nào có cùng giờ với Việt Nam.

Hướng dẫn:

– Dựa vào thông tin trong mục b và quan sát hình 5.2.

– Quan sát hình 5.2, ta thấy Việt Nam nằm ở múi giờ số 7 => Các nước có cùng giờ với Việt Nam cũng thuộc múi giờ số 7.

Lời giải:

– Địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau vì: Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông => cùng 1 thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau.

– Những nước có cùng giờ với Việt Nam: Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, một phần Liên bang Nga (lãnh thổ Liên bang Nga nằm trên nhiều múi giờ).