Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 mục III trang 23 Địa lí 10: Dựa vào...

Câu hỏi 1 mục III trang 23 Địa lí 10: Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy: Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng

Đáp án Câu hỏi 1 mục III trang 23 SGK Địa lí 10 – Bài 4. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng. Tham khảo: Quan sát hình 4.4 và đọc thông tin trong mục 1 (Nội dung thuyết kiến tạo mảng).

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:

– Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.

– Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

– Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 4.4 và đọc thông tin trong mục 1 (Nội dung thuyết kiến tạo mảng).

Lời giải:

– Nội dung thuyết kiến tạo mảng:

+ Ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Vê-ghê-ne.

+ Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng (mảng kiến tạo).

+ Bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn và 1 số mảng nhỏ.

+ Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này => khi di chuyển có thể tách rời hoặc xô vào nhau.

– Tên 7 mảng kiến tạo lớn:

+ Mảng Âu – Á;

+ Mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Ấn Độ – Ôxtrây-li-a;

+ Mảng Phi;

+ Mảng Bắc Mỹ;

+ Mảng Nam Mỹ;

+ Mảng Nam Cực.

– Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do hoạt động của các dòng dối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.

Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh họa về kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.

– Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.

Hướng dẫn:

Quan sát các hình 4.4, 4.5 và đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa).

Lời giải:

– Các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc:

+ Tách rời nhau.

=> Ví dụ kết quả: Sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời của 2 mảng Âu – Á và Bắc Mỹ.

+ Xô vào nhau.

=> Ví dụ kết quả: Các đảo núi lửa Phi-líp-pin hình thành do 2 mảng Thái Bình Dương và Phi-líp-pin xô vào nhau.

+ Hút chìm.

=> Ví dụ kết quả: dãy Coóc-đi-e ở Bắc Mỹ, dãy An-đét ở Nam Mỹ,…

+ Trượt bằng.

=> Ví dụ kết quả: Vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

– Sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương do 2 mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a và mảng Âu – Á xô vào nhau làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao và sinh ra núi lửa.