Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 mục II trang 22 Địa lí 10: Dựa vào...

Câu hỏi 1 mục II trang 22 Địa lí 10: Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy: Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất

Giải Câu hỏi 1 mục II trang 22 SGK Địa lí 10 – Bài 4. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng. Hướng dẫn: Quan sát hình 4.2 và đọc thông tin mục 1 (Đặc điểm vỏ Trái Đất).

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy:

– Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất.

– Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Hướng dẫn:

– Quan sát hình 4.2 và đọc thông tin mục 1 (Đặc điểm vỏ Trái Đất).

– So sánh sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương về: phân bố, độ dày, các tầng đá cấu tạo.

Lời giải:

– Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất:

+ Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày 5 km (dưới đại dương) đến 70 km (trên lục địa).

+ Gồm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

– Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Tiêu chí

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Phân bố

Ở lục địa và 1 phần dưới mực nước biển.

Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.

Độ dày

70 km

5 km

Các tầng đá cấu tạo

3 tầng đá (trầm tích, granit và badan).

2 tầng đá (trầm tích và badan).

Dựa vào hình 4.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Kể tên các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

– Trình bày đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 4.3 và đọc thông tin trong mục 2 (Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất).

Lời giải:

* Các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất: khoáng vật và đá.

* Đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất:

Khoáng vật

– Là những nguyên tố hoặc chất hóa học hình thành do quá trình địa chất.

– Trong thiên nhiên, đa số tồn tại ở trạng thái rắn (thạch anh, hematit, canxit,…).

– Một số khoáng vật là đơn chất (vàng, kim cương,…) hoặc hợp chất (canxit, thạch anh, mica,…).

Đá

– Là tập hợp 1 hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo vỏ Trái Đất.

– 3 nhóm:

+ Đá măcma: hình thành do kết tinh khối măcma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất.

+ Đá trầm tích:

Hình thành do sự tích tụ, nén ép các sản phẩm phá hủy đá gốc thành vật liệu vụn (cuội, cát, tro bụi,…) và xác sinh vật vùng trũng dưới tác động của nhiệt độ, áp suất.

Chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng bao phủ phần lớn bề mặt Trái Đất.

+ Đá biến chất: hình thành từ đá măcma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất do tác động của nhiệt, áp suất,…