Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều Câu hỏi 1 trang 44 Địa lí 10: Đọc thông tin và...

Câu hỏi 1 trang 44 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương

Giải Câu hỏi 1 trang 44 SGK Địa lí 10 – Bài 11. Nước biển và đại dương. Gợi ý: Đọc thông tin trong mục “Dòng biển” và quan sát hình 11. 2.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục “Dòng biển” và quan sát hình 11.2.

Lời giải:

Sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương:

Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở cả hai bán cầu.

+ Hai bên xích đạo: các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu bắc), phía nam (ở bán cầu nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.

+ Khoảng vĩ độ 30° – 40° trên cả 2 bán cầu: các dòng biển chảy về phía đông. Khi gặp bờ tây các lục địa bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu bắc), phía bắc (ở bán cầu nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.

+ Vùng vĩ độ cao (bán cầu Bắc), các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Vùng vĩ độ cao (bán cầu Nam), dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.

Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục “Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội” kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải:

Ví dụ:

Với đường bờ biển dài 3260 km, biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam:

– Các dạng địa hình ven biển đa dạng (các bãi triều rộng, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ,…) => phát triển nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các cảng biển, du lịch.

– Hệ sinh thái ven biển đa dạng, giàu có => nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

– Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản.