Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều Câu hỏi 1 trang 43 Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy...

Câu hỏi 1 trang 43 Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển

Đáp án Câu hỏi 1 trang 43 SGK Địa lí 10 – Bài 11. Nước biển và đại dương. Hướng dẫn: Đọc thông tin trong mục “Sóng biển”.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục “Sóng biển”.

Lời giải:

Giải thích hiện tượng sóng biển:

– Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển => hướng và độ cao của sóng phụ thuộc vào hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.

– Ngoài ra, sóng cũng có thể hình thành do động đất, núi lửa,…

Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

– Giải thích hiện tượng thủy triều.

– Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

Hướng dẫn:

Đọc thông tin trong mục “Thủy triều” và quan sát hình 11.1 (chú ý vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng).

Lời giải:

– Giải thích hiện tượng thủy triều:

Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay quanh trục.

– Thủy triều đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi:

+ Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

+ Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.

=> Giải thích: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất (triều kém).