Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều Câu hỏi 1 trang 25 Địa lí 10: Đọc thông tin và...

Câu hỏi 1 trang 25 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề

Giải Câu hỏi 1 trang 25 SGK Địa lí 10 – Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Gợi ý: Đọc thông tin mục “Quá trình bóc mòn” và quan sát hình 6.3, 6. 6.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục “Quá trình bóc mòn” và quan sát hình 6.3, 6.6.

Lời giải:

Tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất:

– Quá trình bóc mòn do dòng nước (xâm thực): tạo thành các dạng địa hình khác nhau như khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,…

– Quá trình bóc mòn do gió (thổi mòn hay khoét mòn): tạo thành các dạng địa hình khác nhau như nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,…

– Quá trình bóc mòn do sóng biển (mài mòn): tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,…

– Quá trình bóc mòn do băng hà (nạo mòn): tạo thành dạng địa hình chủ yếu là máng băng, phi-o, đá lưng cừu,…

Đọc thông tin, hãy trình bày tác động của quá trình vận chuyển và bồi tụ đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục “Quá trình vận chuyển bồi tụ” trang 25 SGK.

Lời giải:

Tác động của quá trình vận chuyển và bồi tụ đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất:

– Vận chuyển:

+ Tiếp nối quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực.

+ Có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.

– Bồi tụ:

+ Sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình.

+ Ví dụ: bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hóa học trong hang động); đụn cát (do gió),…