Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Vở thực hành Ngữ văn 9 Câu 3 trang 23 Vở thực hành Văn 9 Kết nối tri...

Câu 3 trang 23 Vở thực hành Văn 9 Kết nối tri thức: Phép đối và tác dụng của phép đối trong một số câu thơ: Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Lời giải Câu 3 trang 23 Vở thực hành (VTH) Văn 9 Kết nối tri thức – Nỗi niềm chinh phụ. Gợi ý: Xem lại kiến thức về phép đối.

Câu hỏi/Đề bài:

Phép đối và tác dụng của phép đối trong một số câu thơ:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Hướng dẫn:

Xem lại kiến thức về phép đối

Lời giải:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

– Chỉ ra phép đối: đi đối với về, cõi xa đối với buồng cũ chiếu chăn.

=> Tác dụng:

+ Diễn tả rõ nét hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ: người chinh phu ra chiến trường, người chinh phụ lủi thủi ở buồng cũ đợi chồng.

+ Miêu tả sâu sắc sự dấn thân vì sự nghiệp của người chinh phu và nỗi nhớ mong của người chinh phụ.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

– Chỉ ra phép đối: tuôn đối với trải, màu mây biếc đối với ngần núi xanh.

=> Tác dụng:

+ Trực tiếp tô đậm sự hùng vĩ, rộng lớn, trải dài của thiên nhiên.

+ Qua đó, tác giả muốn miêu tả khoảng cách xa xôi, cách trở giữa người chinh phu và người chinh phụ.

+ Làm câu thơ giàu hình ảnh hơn.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

– Chỉ ra phép đối: Chốn Hàm Kinh đối với Bến Tiêu Tương, còn ngoảnh lại đối với hãy trông sang.

=> Tác dụng:

+ Làm đậm nét tình cảm vợ chồng, sự ngóng trông, luôn hướng về nhau của hai người.

+ Làm câu thơ cân xứng, hài hòa.