Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Vở thực hành Ngữ văn 9 Câu 1 trang 94 Vở thực hành Văn 9 Kết nối tri...

Câu 1 trang 94 Vở thực hành Văn 9 Kết nối tri thức: Đọc văn bản Khóc Dương Khuê (trích, Nguyễn Khuyến) và thực hiện các yêu cầu: Khoanh tròn đáp án đúng A B C D

Giải Câu 1 trang 94 Vở thực hành (VTH) Văn 9 Kết nối tri thức – Phiếu học tập số 1. Gợi ý: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc văn bản Khóc Dương Khuê (trích, Nguyễn Khuyến) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1. A B C D

Câu 2. A B C D

Câu 3. A B C D

Câu 4. A B C D

Câu 5. A B C D

Điền nội dung phù hợp

Câu 1. Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:…

Câu 2. Những biểu hiện cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình:…

Câu 3. Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp:…

Câu 4. Những việc cần làm để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích:…

Tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó:…

Câu 5. Tác dụng cảu việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ ở những câu thơ đã dẫn:…

Hướng dẫn:

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu

Lời giải:

Câu 1. B

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. D

Câu 5. C

Điền nội dung phù hợp

Câu 1. Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

“Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời”, một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ “nước mây” chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây” được liên kết với các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

Câu 2. Những biểu hiện cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình:

Những biểu hiện: Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kính” và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: “Bác già tôi cũng già rồi…”

Câu 3. Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp:

Từ láy

Hiệu quả nghệ thuật

hững hờ; ngẩn ngơ

Thể hiện sự vô cảm với tất cả mọi thứ vì đã mất đi một người bạn tri kỉ.

Vội vàng

Thể hiện hành động ra đi bất ngờ của người bạn để lại sự thiếu vắng lẻ loi trong lòng tác giả.

Chứa chán

Thể hiện cảm xúc đau buồn, xót thương đến tột cùng, không thể kìm được nước mắt.

Câu 4.

Những việc cần làm để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích: em cần đọc chú thích

Tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó: Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi.

Câu 5. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ ở những câu thơ đã dẫn:

+ Người đã không còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa.

+ Nguyễn Khuyến rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi.