Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Tóm tắt bố cục Văn 9 - Chân trời sáng tạo Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tính đa nghĩa...

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”: Tóm tắt Tóm tắt 1 Văn bản phân tích hai lớp nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”. Đầu tiên, nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa tả thực

Giải chi tiết Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” – Tóm tắt – bố cục – nội dung chính văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" – Tóm tắt bố cục Văn 9 Chân trời sáng tạo. Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương….

Tóm tắt

Tóm tắt 1

Văn bản phân tích hai lớp nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”. Đầu tiên, nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa tả thực, nghĩa nổi: qua lời tâm sự của “bánh trôi”, người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình hình thành của chiếc bánh. Còn đối với nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cũng nhân hậu, ứng xử trước sau trọn vẹn, thuỷ chung.

Tóm tắt 2

Văn bản đưa ra các luận điểm, dẫn chứng xác thực về lớp nghĩa tả thực và nghĩa ẩn dụng trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua đó, văn bản đã cho ta thấy bài thơ Bánh trôi nước thể hiện hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã hai lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi vừa nhân danh người phụ nữ để tâm sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc nhũng tình cảm trong sáng, nhân văn. Bánh trôi nước đúng là áng văn chương đa nghĩa, độc đáo.

Tóm tắt 3

Văn bản bóc tách, phân tích cụ thể từng lớp nghĩa được ẩn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương. Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Còn khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ”Bánh trôi nước” có hai lớp nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ: vừa về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, vừa nói về bánh trôi.

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến biết bao người) : Nghĩa thứ nhất: tả thực.

– Phần 2 (đoạn còn lại): Nghĩa thứ hai: bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất người phụ nữ.

Giọng đọc

Rõ ràng, rành mạch

Nội dung chính

Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chtt của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Văn bản được in trong Những ấn tượng văn chương, NXB Giáo dục, 2003

2. Đề tài

Nghị luận về một tác phẩm văn học

3. Thể loại

Văn bản nghị luận

4. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

5. Ngôi kể

Ngôi thứ ba