Phân tích và giải Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Dế chọi (Bồ Tùng Linh) CD – – Tóm tắt bố cục Văn 9 Cánh diều. Nội dung kết cấu của truyện hết sức chặt chẽ….
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Đời Tuyên Đức nhà Minh, trong cung rất chuộng trò chọi dế, hằng năm bắt dân gian dâng nộp. Ở Thiểm Tây, tuy không có lệ nộp dế cho vua, nhưng vì quan huyện muốn lấy lòng quan tỉnh nên cho đòi lí trưởng phải cung ứng. Lí trưởng ép xuống lí dịch, lí dịch lại ép xuống lí chính phải tìm. Có anh lí chính tên Thành, đến kì nộp dế, vì không muốn ép dân mà tự mình đi bắt. Ngày qua ngày đều không bắt được con nào, bản thân bị đánh đến trăm trượng, một hôm vợ đi xem bói thì được báo đến gác Đại Phật tìm dế. Qủa thật tìm được con dế to, mang về nhốt nuôi thì bị con trai vô tình làm chết. Sợ cha trách phạt, đứa nhỏ khóc lóc bỏ đi. Vợ chồng Thành đi tìm con thì phát hiện xác con dưới giếng, vớt lên liệm thì thấy còn thoi thóp, vừa mừng vì con chưa chết, vừa lo vì không có dế dâng nộp. Bất ngờ, một con dế nhỏ xuất hiện, Thành bắt về nuôi, cho đi chọi thử, không ngờ con dế nhỏ lại thắng mọi con dế to khỏe khác, Thành mừng quá đem dâng quan. Con trai cũng bình phục trở lại, kể rằng mình hóa thành con dế, khỏe mạnh chọi giỏi. Vì chú dế nhỏ mà khỏe mạnh khiến vua rất hài lòng, đem thưởng cho vinh hoa phú quý, từ đó sống cuộc sống giàu sang.
Tóm tắt 2: Câu chuyện xoay quanh sự việc Thành – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó. Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. “Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên”. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Một trong những thảm cảnh do lệ nộp dế chọi gây ra chính là thảm kịch của gia đình Thành. Thành hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.
Tóm tắt 3: Câu chuyện kể về nhân vật Thành – Dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác cho nên bị chèn ép bắt làm lí trưởng nhưng thực chất để đi sách nhiễu dân làng hộ bọn quan bên trên để nộp dế. Do anh không dám sách nhiều dân mà cũng không có gì để bù, anh đã bị đánh trăm trượng, máu me be bét và luôn muốn tự tử. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến…việc tự tử): tình cảnh ngang trái của Thành sau khi trượt khoa thi Đồng Tử.
– Phần 2 (tiếp theo đến…bỏ vào lồng): Con dế của Thành và chuỗi sự việc liên quan tới: con Thành chết, dế mất, hồn con Thành hóa thân vào con dế chọi.
– Phần 3 (đoạn còn lại): nhờ dế chọi mà gia đình Thành đổi đời.
Giọng đọc
Truyền cảm
Nội dung chính
Nội dung kết cấu của truyện hết sức chặt chẽ. Chặt chẽ mà lại biến hóa khôn lường bởi sự thay đổi xen kẽ liên tục mà hợp lí những tình huống may rủi của lí chính Thành, bởi những chi tiết bất ngờ và thú vị. Truyện đã thành công bởi tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc sống, mang giá trị nhân đạo cao cả, đáng quý
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
– Văn bản trích trong tập truyện Liêu Trai chí dị.
– Liêu Trai chí dị là tập sách gồm gần 500 truyện, khai thác cốt truyện từ nhiều truyện dân gian và từ những truyện kì lạ, hoang đường của một số tác giả thời trước. Bồ Tùng Linh đã mượn chuyện thần tiên, ma quái, loài vật để phê phán mạnh mẽ nền chính trị và những thói hư tật xấu của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Liêu Trai chí dị được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tập truyện bắt đầu được phổ biến ở Việt Nam từ thế kỉ XIX và cho đến nay đã có nhiều bản dịch khác nhau.
2. Đề tài
Những chuyện kì lạ ở dân gian
3. Thể loại
Truyện ngắn
4. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
5. Ngôi kể
Thứ ba