Hướng dẫn giải Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cảnh ngày xuân CD – Tóm tắt – bố cục – nội dung chính văn bản Cảnh ngày xuân – Tóm tắt bố cục Văn 9 Cánh diều. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp,…
Bố cục
– Phần 1 (4 câu thơ đầu): Khung cảnh mùa xuân
– Phần 2 (8 câu tiếp): Khung cảnh lẽ hội trong tiết Thanh minh
– Phần 3 (4 câu cuối): Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
Giọng đọc
Truyền cảm
Nội dung chính
Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
– Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới. Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài.
– Truyện Kiều có giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch; khẳng định, đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người (tình yêu, hạnh phúc, tự do và công lí…). Nhà thơ cũng tố cáo, lên án thực trạng của một xã hội mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.
– Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc biệt thành công về phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ,… Nguyễn Du đã tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc thay đổi trình tự nhiều chi tiết, sự kiện. Các nhân vật trong Truyện Kiều được miêu tả qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến nội tâm. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình,… Đặc biệt, Truyện Kiều đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc và sự hoàn thiện của thể thơ lục bát truyền thống.
– Đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần 1 của cốt truyện (gặp gỡ): Nhân tiết Thanh minh, Thúy Kiều cùng hai em du xuân.
2. Đề tài
Cảnh sắc thiên nhiên và cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều trong tiết Thanh Minh
3. Thể loại
Lục bát
4. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
5. Ngôi kể
Ngôi thứ ba