Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 49 Văn 9 Kết...

Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri thức: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật “khách tha hương” trong bài thơ Tiếng đàn mưa

Hướng dẫn soạn Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 49 SGK Văn 9 Kết nối tri thức – Tiếng đàn mưa. Tham khảo: Đọc lại toàn bài thơ để viết đoạn văn phân tích cảm xúc của nhân vật.

Câu hỏi/Đề bài:

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật “khách tha hương” trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Hướng dẫn:

Đọc lại toàn bài thơ để viết đoạn văn phân tích cảm xúc của nhân vật.

Lời giải:

Cách 1

“Tiếng đàn mưa” của Bích Khê đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, điển hình là cảm xúc của nhân vật “khách tha hương”. Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Đến khổ tiếp theo, tác giả qua việc miêu tả một cách tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên sau cơn mưa. Đồng thời cũng thể hiện được chính tâm trạng, yêu mến thiên nhiên đất nước của người khách. Cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn. Tóm lại, bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.

Cách 2:

Tiếng đàn mưa của Bích Khê là bản nhạc vĩ cầm tuyệt đẹp để viết cho những người xa quê đang trải qua nỗi cô đơn gia diết. Tiếng mưa rơi tựa hồ như những nốt nhạc xao xuyến, mang đến cho người đọc được không gian rộng lớn bao trùm tác giả. Thềm lan, dưới lầu, cánh đồng và thậm chí là nước non đã mở ra cho người đọc một khoảng không gian rộng lớn. Thế nhưng trong khoảng không gian rộng lớn ấy, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ đến lạ thường. Trong tiếng ngân nga của tiếng mưa, cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn, Bóng khách hòa vào những ánh nắng tàn cuối ngày, tạo nên một bức tranh cô đơn vô cùng tận. Bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.