Soạn văn Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức – Tiếng Việt.
Câu hỏi/Đề bài:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt”.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản, áp dụng với kiến thức của bản thân để viết đoạn văn.
Lời giải:
Cách 1
Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Nhà thơ không sử dụng những khái niệm trừu tượng để lí giải Tiếng việt mà người nghệ sĩ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gần gũi với cuộc sống của chúng ta, đó là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, câu hát, lời ru,… Âm thanh hiện lên trong câu thơ là những âm thanh đậm tình, sâu lắng, những âm thanh gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Đó là âm thanh của tiếng mẹ gọi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa, tiếng cha dặn,.. Những âm thanh nghe sao mà thiết tha. Tiếng Việt là kết quả của Tình yêu và Lao động. Mọi mặt của đời sống dân tộc đã làm nên hồn cốt của tiếng việt. Bởi vậy “chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói”. Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Nhà thơ Lưu Quang Vũ rất tài hoa khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để khái quát đặc trưng tiếng nói của dân tộc. “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ”. Đây là một phát hiện mới mẻ của thi sĩ. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc, gần gũi, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là hình ảnh “đất cày”, “lụa”, “tre ngà” “tơ”. Hai câu thơ cuối giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa cứng cỏi lại óng ả của tiếng Việt. Tóm lại qua năm khổ thơ đầu của bài thơ, độc giả đã cảm nhận rõ được vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, từ đó khơi gợi trong lòng mỗi người chúng ta tình yêu và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt.