Soạn Câu hỏi Nói và nghe trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức – Phiếu học tập số 2. Gợi ý: Đọc kĩ đề bài và dựa vào hiểu biết cá nhân để lập dàn ý cho bài nói và trình.
Câu hỏi/Đề bài:
Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đề bài và dựa vào hiểu biết cá nhân để lập dàn ý cho bài nói và trình bày.
Lời giải:
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
– Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.
– Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.
– Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
b) Thân bài
* Thế nào là bạo lực học đường?
– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
– Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
– Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay.
– Hình thức:
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
– Thực tế chứng minh:
+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh…
+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…
+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
– Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
– Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
– Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
* Hậu quả của bạo lực học đường
– Với người bị bạo lực:
+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.
+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.
– Với người gây ra bạo lực:
+ Phát triển không toàn diện.
+ Mọi người, xã hội chê trách.
+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.
* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường
– Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.
– Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.
– Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.
c) Kết bài
* Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.
– Đây là một hành vi không tốt.
– Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.
Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.
Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.
Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.
Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.