Soạn văn Câu hỏi 4 trang 50 SGK Văn 9 Kết nối tri thức – Thực hành tiếng Việt trang 50. Tham khảo: Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ để xác định và nêu tác dụng.
Câu hỏi/Đề bài:
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn thơ của bài thơ Tiếng Việt.
Hướng dẫn:
Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ để xác định và nêu tác dụng.
Lời giải:
Cách 1
a.
– Biện pháp tu từ: So sánh “như vị muối…như dòng sông…”.
– Tác dụng: Thể hiện sự gắn bó thân thiết của tác giả và tiếng Việt. Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.
b.
– Biện pháp tu từ: So sánh “như bùn,… như lụa…như tơ”.
– Tác dụng: Thể hiện vẻ đẹp mềm mại của tiếng Việt. Từ đó làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc yêu mến, trân trọng cho độc giả.
c.
– Biện pháp: Điệp ngữ “Ai”.
– Tác dụng: Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta. Đồng thời tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.
d.
– Biện pháp: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ: “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối”.
– Tác dụng: Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi còn người. Đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Cách 2:
Câu |
Biện pháp |
Tác dụng |
a |
So sánh “như vị muối…như dòng sông…” |
Thể hiện sự gắn bó thân thiết của tác giả và tiếng Việt. Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả. |
b |
So sánh “như bùn,… như lụa…như tơ”. |
Thể hiện vẻ đẹp mềm mại của tiếng Việt. Từ đó làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc yêu mến, trân trọng cho độc giả. |
c |
Điệp ngữ “Ai” |
Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta. Đồng thời tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. |
d |
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ: “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối”. |
Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi còn người. Đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. |