Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Câu hỏi 1 trang 124 Văn 9 Kết nối tri thức: Với...

Câu hỏi 1 trang 124 Văn 9 Kết nối tri thức: Với hiểu biết của em về lịch sử văn học Việt Nam hãy lên danh mục những tác phẩm tiêu biểu cần đọc trong từng thời kì

Lời giải Câu hỏi 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức – Thách thức đầu tiên: Đọc để trưởng thành. Hướng dẫn: Dựa vào hiểu biết của bản thân để chọn đọc và ghi chú thông tin.

Câu hỏi/Đề bài:

Với hiểu biết của em về lịch sử văn học Việt Nam hãy lên danh mục những tác phẩm tiêu biểu cần đọc trong từng thời kì. Chọn đọc một số tác phẩm mà em yêu thích và ghi chú thông tin vào phiếu đọc theo gợi ý.

Hướng dẫn:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để chọn đọc và ghi chú thông tin.

Lời giải:

* Chọn đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

a.

– Mối quan hệ giữa tác phẩm và bối cảnh lịch sử xã hội: Có mối quan hệ chặt chẽ. Nguyễn Du đã thông qua nội dung tác phẩm để lên án phê phán gay gắt xã hội phong kiến.

b.

– Thể loại: Thơ lục bát.

– Chữ viết: Chữ Nôm.

– Đề tài: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

c.

– Đặc điểm nghệ thuật: Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên; khắc họa tính cách, tâm lý con người).

– Đặc điểm nội dung:

+ Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống… Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha).

+ Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

d.

– Ảnh hưởng: Tác phẩm được rất nhiều độc giả đón nhận và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, phát hành ở nhiều các nước.

e.

– Những thông điệp:

+ Chúng ta cần biết đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình.

+ Không ngừng cố gắng nỗ lực không chỉ cần vẻ đẹp bên ngoài mà còn là tri thức, vẻ đẹp bên trọng.

+ Cần biết lên án phê phán những bất công của xã hội, đấu tranh vì một xã hội phát triển hơn.