Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 7Suy ngẫm và phản hồi trang 130 Văn 9 Chân...

Câu hỏi 7Suy ngẫm và phản hồi trang 130 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa: Hoàn cảnh

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 7Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo – Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga. Hướng dẫn: Vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ “Chạy giặc (xem thêm Ngữ văn 8, tập hai, bộ Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn:

Vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản

Lời giải:

Cách 1

a.

– Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”. + Đề tài đạo lí với tác phẩm tiêu biểu “Truyện Lục Vân Tiên”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp”…

+ Đề tài yêu nước với tác phẩm tiêu biểu “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”, “Văn tế Trương Định”…

b. Tác giả đã so sánh chàng với người anh hùng Triệu Tử long nổi tiếng thời Tam Quốc: “Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

=> Nguyễn Đình Chiểu khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng thời xưa, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng.

Cách 2:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác:

– Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên:

+ Hoàn cảnh: Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19.

+ Mục đích: Tác phẩm thể hiện về luân lý và cốt bàn đạo đức, khuyên người ta về những nguyên tắc sống lành mạnh. Tác giả muốn truyền đạt thông điệp về việc nên làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo.

– Tác phẩm Chạy giặc:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, nhưng đến đây, chúng gặp phải sự kháng cự của nhân dân nên chuyển qua tiến đánh Gia Định (Sài Gòn).Hoàn cảnh riêng: Tác phẩm Chạy giặc được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng thời gian sau khi giặc Pháp tấn công thành Gia Định (tháng 2/ năm 1859). Nhà thơ chứng kiến cảnh chạy loạn, li tán của nhân dân nên đã viết bài thơ này.

+ Mục đích: Trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhà tan nước mất, nhân dân hốt hoảng, hoang mang trong tay giặc, mặc dù mù lòa không nhìn thấy gì nhưng với tấm lòng xót xa, buồn đau vô hạn, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc” để ghi lại tâm trạng của mình.

– Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Hoàn cảnh: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v… Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.

+ Mục đích sáng tác:Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ Chạy giặc:

– Trong bài Truyện Lục Vân Tiên: thái độ bất bình trước hành động của tên cướp, đồng tình ủng hộ trước hành động nghĩa dũng của Lục Vân Tiên.

– Trong bài Chạy giặc: Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn… đối với những “trang dẹp loạn”, những người có khả năng và trách nhiệm trước thời cuộc.