Hướng dẫn soạn Câu hỏi 6 Ôn tập Đọc trang 150 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo – Ôn tập cuối học kì 1. Hướng dẫn: Gợi nhớ kiến thức về phần đọc để hoàn thành bảng.
Câu hỏi/Đề bài:
Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đểm giống nhau và khác nhau giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở):
Nội dung so sánh |
Truyện truyền kì |
Truyện thơ Nôm |
Điểm giống nhau |
||
Điểm khác nhau |
Hướng dẫn:
Gợi nhớ kiến thức về phần đọc để hoàn thành bảng.
Lời giải:
Nội dung so sánh |
Truyện truyền kì |
Truyện thơ Nôm |
Điểm giống nhau |
Đều phản ánh đời sống xã hội và con người, thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả. Đều miêu tả cuộc đời nhân vật, tính cách nhân vật thông qua cốt truyện với chuỗi các biến cô, sự kiện nổi bật. |
|
Điểm khác nhau |
Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ớ Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI – XVII. – Cốt truyện trong truyện truyền kì: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện. – Nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,… Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người. |
Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm, ra đời từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX. – Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường theo một trong hai mô hình: gặp gõ (hội ngộ) – tai biến (lưu lạc) – đoàn tụ (đoàn viên), hoặc mô hình nhân – quả – Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia thành hại tuyến: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ). |