Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 95 Văn 9...

Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 95 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Tìm các chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm

Soạn văn Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 95 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo – Chuyện người con gái nam xương. Gợi ý: Liệt kê các chi tiết kì ảo và nêu tác dụng.

Câu hỏi/Đề bài:

Tìm các chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Hướng dẫn:

Liệt kê các chi tiết kì ảo và nêu tác dụng

Lời giải:

Cách 1

– Phan Lang nằm mộng thấy có người con gái mặc áo xanh đến xin tha mạng. Ngày hôm sau có người đến tặng cho chàng một con rùa mai xanh. Nhớ đến giấc mộng nên chàng đã thả rùa. Cuối đời khai đại nhà Hồ, quân Minh lấy cớ đưa Trần Thiên Bình về nước đã phạm vào ải Chi Lăng, nhiều người hoảng sợ bỏ chạy ra biển và đều chết đuối. Xác Phan Lang lạc và động rùa và được Linh Phi cứu sống. Tại đây Phan Lang đã gặp Vũ Nương. Phan Lang được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế.

– Vũ Nương tự tử nhưng được tiên nữ cứu và sống dưới thủy cung.

– Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trong làn sương khói, nói lời tạ từ rồi biến mất.

à Yếu tố kì ảo được xen kẽ, lồng ghép với những yếu tố có thật về địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, về nhân vật, về tình cảnh nhà Vũ Nương, cách đưa này khiến câu chuyện tăng tính chân thực, thuyết phục nhưng đồng thời, thế giới thực đó cũng trở nên lung linh hơn.

Ý nghĩa các chi tiết kì ảo:

– Làm nên đặc trưng của thể lại truyện truyền kì

– Hoàn thiện nét đẹp vốn có của nhân vật VN – một người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, bao dung, nhân hậu và rất coi trọng danh dự.

– Chi tiết kì ảo làm tăng tính bi kịch của câu chuyện. Bởi Vũ Nương trở về nhưng vẫn xa cách ở giữa dòng. Nàng và chồng con giờ đây đã âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã mãi mãi rời xa. Đàn cầu siêu của Tôn giáo, sự ân hận muộn màng của người chồng không thể mang lại số phận tốt đẹp hơn cho người phụ nữ trong XH phong kiến.

– Tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng.

– Góp phần thể hiện chiều sâu giá trị nhân đạo của tác phẩm

Cách 2:

* Chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm:

– Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

– Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ Nương, nàng được trở về dương thế.

– Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

* Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong tác phẩm:

– Làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.

– Yếu tố thực đan xen yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.

– Làm tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm.

– Tạo nênmột kết thúc có hậu: Một mặt, thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp.Thể hiện nỗi khát khao cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ.Mặt khác, những chi tiết ấy có tác dụng hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách của VũNương: Dù ở một thế giới khác, nhưng nàng vẫn tha thiết hướng về gia đình, quê hương và khát khao được minh oan.