Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hổi trang 43 Văn 9...

Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hổi trang 43 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Xác định ngôi kể trong văn bản. Cho biết việc sử dụng ngôi kể đó có ưu thế gì so với ngôi kể khác (Có thể so sánh với cách

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hổi trang 43 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo – Ngôi mộ cổ. Gợi ý: Đọc hiểu văn bản để thực hiện.

Câu hỏi/Đề bài:

Xác định ngôi kể trong văn bản. Cho biết việc sử dụng ngôi kể đó có ưu thế gì so với ngôi kể khác

(Có thể so sánh với cách sử dụng ngôi kể trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá be – rô)

Hướng dẫn:

Đọc hiểu văn bản để thực hiện

Lời giải:

Cách 1

So sánh với cách sử dụng ngôi kể trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá Be-rô:

– Giống nhau: Hai ngôi kể đều hướng đến cùng một đích chung, nhất định là để kể lại nội dung của một câu chuyện, sự việc có cốt truyện rõ ràng.

– Khác nhau:

+ Ngôi kể trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá Be-rô: từ xưng hô dùng để kể lại câu chuyện là “tôi”; là người chứng kiến đầu đủ các sự việc để kể lại; ngôi kể này sẽ giúp mọi việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhưng lại rất khó trong việc nêu cảm nhận, ý kiến của bản thân bao quát tổng thể cả câu chuyện.

+ Ngôi kể trong văn bản: Người kể câu chuyện không phải là người trực tiếp tham gia mà chỉ gián tiếp kể lại câu chuyện với vai trò là người dẫn lời; điều đó làm cản trở việc bộc lộ được hết các suy nghĩ, cảm xúc của các đối tượng trong câu chuyện nhưng lại có thể nói lên được đánh giá tổng quát của bản thân về câu chuyện.

Cách 2:

Chiếc mũ miện dát đá Be-rô

Ngôi mộ cổ

Giống nhau

Hai ngôi kể đều hướng đến cùng một đích chung, nhất định là để kể lại nội dung của một câu chuyện, sự việc có cốt truyện rõ ràng.

Khác nhau

Từ xưng hô dùng để kể lại câu chuyện là “tôi”; là người chứng kiến đầu đủ các sự việc để kể lại; ngôi kể này sẽ giúp mọi việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhưng lại rất khó trong việc nêu cảm nhận, ý kiến của bản thân bao quát tổng thể cả câu chuyện.

Người kể câu chuyện không phải là người trực tiếp tham gia mà chỉ gián tiếp kể lại câu chuyện với vai trò là người dẫn lời; điều đó làm cản trở việc bộc lộ được hết các suy nghĩ, cảm xúc của các đối tượng trong câu chuyện nhưng lại có thể nói lên được đánh giá tổng quát của bản thân về câu chuyện.