Soạn Câu hỏi 3 trang 54 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo – Ôn tập bài 2. Hướng dẫn: Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành.
Câu hỏi/Đề bài:
Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì đối với văn bản và người đọc.
Hướng dẫn:
Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành
Lời giải:
– Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trong văn bản có ý nghĩa sâu sắc với văn bản và người đọc.
+ Văn học phải nhìn nhận khách quan vì mỗi một người đọc lại có năng lực đọc hiểu khác nhau, nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân thì tác phẩm văn học sẽ bị lãng quên, không còn trọn vẹn giá trị. Ví dụ khi xem xong kịch mà chỉ chú ý đến diễn viên có giọng hay, diễn xuất thần thái như nào thì sẽ không hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm là gì
+ Có thể thấy, tiếp nhận văn học không chỉ giúp tác phẩm, nhà văn có được chỗ đứng, mà còn giúp người đọc sống được nhiều cuộc đời. Nếu đã từng trải, có dịp chiêm nghiệm và nhận xét. Nếu chưa từng trải bao giờ, có dịp trải như chính cuộc đời mình. Từ đó tự quan sát, soi xét lại mình, thanh lọc bản thân để trở thành một con người tốt hơn. Văn học giáo dục con người là như vậy. Nhờ văn chương mà thay đổi được cả một lớp người, biến chuyển được cả một thời đại, cũng là nhờ những thần kỳ mà ta có được nhờ văn chương. Nói đến văn chương là nói đến tình cảm, mà tình cảm thì thấm sâu, thấm lâu. Những gì nhờ tình cảm mà có cũng được níu giữ lâu dài. Văn là tình, người cũng là tình, văn nhờ người mà sống, người cũng nhờ văn mà trở nên hoàn thiện, toàn vẹn hơn, ngày càng hướng đến chân – thiện – mỹ.