Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 3 Thực hành tiếng Việt trang 15 Văn 9 Chân...

Câu hỏi 3 Thực hành tiếng Việt trang 15 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Cho biết các câu ghép dưới đây thuộc loại câu ghép đẳng lập hay chính phụ

Lời giải Câu hỏi 3 Thực hành tiếng Việt trang 15 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo – Thực hành tiếng Việt bài 6. Tham khảo: Vận dụng kiến thức về câu đơn.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho biết các câu ghép dưới đây thuộc loại câu ghép đẳng lập hay chính phụ.

Xác định phương tiện nối các vế câu và nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện này.

a. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.

(Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King), Tôi có một giấc mơ)

b. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

(G. G. Mác-két, Đầu tranh cho một thế giới hòa bình)

c. Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

d. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về câu đơn, câu ghép để thực hiện

Lời giải:

Cách 1

a. Câu ghép chính phụ

Phương tiện nối: Từ nối “nếu như”

b. Câu ghép chính phụ

Phương tiên nói “Nhưng dù cho”

c. Câu ghép đẳng lập

Phương tiện nối: “và”

d. Câu ghép đẳng lập

Phương tiện nối: dấu phẩy

Cách 2:

a. Câu ghép chính phụ. Phương tiện nối: “nếu như” – Quan hệ từ

=> Tác dụng:

– “Nếu như” nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ điều kiện.

– Nêu điều kiện cần thiết để ngọn lửa mùa hè không bao giờ tắt nguội.

– Giúp câu văn mạch lạc, logic.

b. Câu ghép chính phụ. Phương tiện nối: “nhưng”, “dù cho”

– “nhưng”: Quan hệ từ

– “dù cho”: Cặp từ hô ứng

=> Tác dụng:

– “Nhưng” nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ tương phản.

– Nhấn mạnh sự có mặt của chúng ta không phải là vô ích dù cho có bất kỳ tai họa nào xảy ra.

– Giúp câu văn rõ ràng, súc tích.

c. Câu ghép đẳng lập. Phương tiện nối: “và” – Quan hệ từ

=> Tác dụng:

– “Và” nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ liệt kê.

– Miêu tả hai hình ảnh lò gạch và ánh đèn ô tô một cách sinh động.

– Giúp câu văn cân đối, nhịp nhàng.

d. Câu ghép chính phụ. Phương tiện nối: dấu phẩy (,)

=> Tác dụng:

– Dấu phẩy (,) nối hai vế câu, thể hiện mối quan hệ giải thích.

– Giải thích cảm nhận của “tôi” về “anh”.

– Giúp câu văn rõ ràng, logic.