Lời giải Câu hỏi 2 trang 20 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo – Vẻ đẹp của Sông Đà. Gợi ý: Xác định hai vế so sánh, từ ngữ so sánh và nêu tác dụng.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn:
– Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
– Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
Hướng dẫn:
Xác định hai vế so sánh, từ ngữ so sánh và nêu tác dụng
Lời giải:
Cách 1
– Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
+ Sông Đà tuôn dài tuôn dài – áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai, cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
– Tác dụng:
+ Làm cho câu văn tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ
+ Tác giả so sánh sông Đà dài như áng tóc trữ tình cho chúng ta thấy sông Đà hiện lên như một người con gái có áng tóc dài, lộ vẻ kiều diễm, lãng mạn pha chút dịu dàng. Người con gái ấy làm duyên làm dáng giữa đất trời Tây Bắc. Trên mái tóc ấy lúc ẩn lúc hiện những bông hoa ban cài tinh tế. Tạo nên một khung cảnh đậm chất trữ tình
+ Tác giả nâng niu, trân trọng sông Đà với tất cả niềm say mê, sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả.
– Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
+Bờ sông hoang – một bờ tiền sử
+Bờ sông hồn nhiên – một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
– Tác dụng
+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Tác giả so sánh một vật có thật là “bờ sông hoang”, “bờ sông hồn nhiên” với một vật không có thật, mang tính trừu tượng “một bờ tiền sử”, “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” có thể thấy tác giả đã dùng tưởng tượng của mình để so sánh. Những liên tưởng, so sánh đầy chất thơ và rất kì thú của bờ sông cho thấy cái tài của Nguyễn Tuân – bậc thầy ngôn ngữ. Bờ sông mang lại cho tam cảm giác hoài niệm về quá khứ, một chút “hồn nhiên”, “hoang”, đầy chất “cổ tích”
Cách 2:
– Biện pháp so sánh:
+ “Con sông Đà tuôn dài” với “một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
+ “Bờ sông hoang dại” với “một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
=> Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Giúp làm nổi bật những tính chất, đặc điểm của sông Đà.
+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và liên tưởng được với các đặc điểm của dòng sông Đà.
+ Làm cho văn bản và cách diễn đạt trở nên hay hơn, tránh nhàm chán về cách diễn đạt.
+ …